Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT THAY VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ TRÊN THẬN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ LÊN
- PHẪU THUẬT TẠO THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN HAI LÁ BỊ HẸP DO THẤP
- PHẪU THUẬT SỬA VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ BỆNH KÊNH SÀN NHĨ THẤT THỂ TOÀN BỘ
PHẪU THUẬT CẮT TÚI PHỒNG THẤT TRÁI
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
- Phồng thất trái hiếm khi là bệnh tiên phát mà chủ yếu là bệnh thứ phát do một số bệnh lý khác tiến triển, chủ yếu là hẹp tắc mạch vành gây nhồi máu, thủng cơ tim hoặc chấn thương, vết thương tim không được phát hiện và xử lý, dần dần tạo thành khối phồng thất trái.
- Như vậy túi phồng thất trái bao gồm chủ yếu là giả phồng (do nhồi máu cơ tim, vết thương tim …) và phần rất ít là phồng thực sự (tiên phát). Cũng vì lý do này mà đa phần phồng thất trái cần phải được tiến hành phẫu thuật cấp cứu.
Chỉ định điều trị
- Phồng, giả phồng thất trái.
Thường nằm trong bệnh cảnh hẹp trên 70%, tắc hệ thống động mạch vành, chấn thương, vết thương tim.
Chống chỉ định
- Thương tổn giải phẫu ở mức độ quá nặng (thương tổn nhiều vị trí, thương tổn lan tỏa), các nhánh động mạch vành còn khả năng lưu thông có kích thước quá nhỏ (dưới 1mm).
- Một số chống chỉ định tương đối:
- Suy tim rất nặng, không đáp ứng hoặc đáp ứng rất chậm với điều trị nội khoa tích cực hoặc suy tim kéo dài, thể trạng suy kiệt, suy chức năng gan, chức năng thận.
- Chức năng thất trái giảm nặng: trên siêu âm thấy phân suất tống máu (FE) dưới 40%, phân suất co thắt (%D) dưới 25%.
- Đang có ổ nhiễm trùng ở các cơ quan khác, bệnh mạn tính nặng, bệnh máu.
- Có các bệnh lý cấp tính khác phối hợp.
Chuẩn bị
- Người thực hiện
- Kíp ngoại khoa: 3 người (1 phẫu thuật viên chính, hai phẫu thuật viên trợ giúp)
- Kíp gây mê: 2 người (1 bác sĩ, 1 điều dưỡng phụ mê)
- Kíp phục vụ dụng cụ: 2 điều dưỡng (1 phục vụ trực tiếp, 1 bên ngoài)
- Kíp vận hành máy tim phổi nhân tạo: 2 bác sĩ hoặc kĩ thuật viên.
- Người bệnh
- Chuẩn bị người bệnh theo quy định chung của.phẫu thuật tim kín.
- Hồ sơ bệnh án theo quy định chung
- Phương tiện
- Kíp phẫu thuật:
- Bộ dụng cụ mở và đóng ngực cho đường mở ngực và dọc giữa xương ức.
- Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật lồng ngực.
- Bộ dụng cụ cho phẫu thuật tim.
- Kíp gây mê:
- Bộ dụng cụ phục vụ gây mê nội khí quản.
- Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch. Thuốc chống đông (heparin).
- Dịch truyền, huyết tương tươi đông lạnh, hồng cầu khối.
- Hệ thống đo áp lực liên tục bằng chọc mạch.
- Dự kiến thời gian phẫu thuật: 300 phút
Các bước tiến hành
- Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo qui định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).
- Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.
1. Tư thế: Đặt người bệnh nằm ngửa, gối độn dưới vai.
2. Vô cảm
- Gây mê nội khí quản, theo dõi điện tim và độ bão hoà oxy liên tục.
- Đặt các đường truyền, đo áp lực tĩnh mạch trung ương. Đặt thông tiểu.
3. Kỹ thuật
- Mở ngực đường dọc giữa xương ức.
- Nếu mổ hẹp mạch vành phối hợp: Lấy tĩnh mạch hiển, một hoặc hai chân với độ dài tùy yêu cầu số cầu nối và chất lượng tĩnh mạch hiển.
- Cho heparin, lắp đặt và chạy máy tim phổi nhân tạo, có thể hạ hoặc không hạ nhiệt độ cơ thể.
- Bơm dung dịch bảo vệ cơ tim, đảm bảo tim ngừng tuần hoàn. Cần bơm nhắc lại sau mỗi 20- 40 phút trong khi phẫu thuật đối với dung dịch liệt tim máu ấm hoặc 90-120 phút với dung dịch liệt tim tinh thể lạnh.
- Xử lý giả phồng thất trái:
- Mở khối phồng, lấy bỏ sạch tổ chức cơ tim mủn, huyết khối
- Cắt bỏ hết tổ chức cơ tim mủn cho tới vị trí cơ tim còn tốt.
- Khâu phục hồi lại buồng thất trái với kĩ thuật khâu hai lớp: Lớp thứ nhất khâu mũi rời, chỉ không tiêu, cỡ 2.0 – 3.0 trên 2 lớp đệm “sandwich”. Lớp thứ hai khâu vắt lên trên lớp thứ nhất.
- Mở các động mạch vành ở vị trí làm cầu nối, thực hiện các miệng nối tận bên với tĩnh mạch hiển hoặc động mạch ngực trong.
- Nếu có bệnh lý van tim phối hợp:
- Mở các buồng tim tương ứng
- Thực hiện các kĩ thuật sửa van, thay tim tương ứng
- Đóng lại các buồng tim.
- Đục lỗ trên thành động mạch chủ, thực hiện các miệng nối tận bên với tĩnh mạch hiển.
- Thả cặp động mạch chủ cho tim đập trở lại, nếu không tự đập lại thì chống rung trong. Nếu nhịp tim chậm thì hỗ trợ bằng máy tạo nhịp.
- Chạy máy hỗ trợ, giảm dần lưu lượng máy tim phổi và ngừng máy nếu huyết động tốt.
- Rút các ống khỏi động mạch chủ và NP, rút dẫn lưu tim trái. Trung hoà heparin bằng protamin sulphate.
- Cầm máu, đặt các điện cực, dẫn lưu. Đóng màng tim và đóng ngực. Kết thúc cuộc phẫu thuật.
Tai biến và xử trí
- Theo dõi
- Xét nghiệm khí máu, điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau về buồng hồi sức được 15- 30 phút. Chụp Xquang ngực tại gường.
- Huyết động, hô hấp, dãn lưu, nước tiểu 30phút- 1 giờ/1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tinh trạng huyết động.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc trợ tim, lợi tiểu, giảm đau, truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Thuốc chống đông: Dùng heparin đường tĩnh mạch. Cần kiểm tra đông máu hàng ngày (APTT, TP), liều lượng thuốc chống đông đảm bảo duy trì APTT= 40- 50 giây, TP= 35- 40%.
- Lý liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật.
- Xử trí tai biến
- Chảy máu, tràn dịch màng tim, chèn ép tim: bù chế phẩm cầm máu, mổ lại.
- Suy tim cấp: điều chỉnh trợ tim, can thiệp đặt bóng, ECMO, mổ lại.
- Viêm trung thất, xương ức: mổ lại
Hở van tồn lưu hoặc tái phát: theo dõi, điều trị nội, mổ lại.