Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT THAY VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ TRÊN THẬN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ LÊN
- PHẪU THUẬT TẠO THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN HAI LÁ BỊ HẸP DO THẤP
- PHẪU THUẬT SỬA VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ BỆNH KÊNH SÀN NHĨ THẤT THỂ TOÀN BỘ
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HẸP ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI ĐƠN THUẦN (HẸP PHỄU THẤT PHẢI, VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI…..)
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
Hẹp động mạch phổi (PS) là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp tắc nghẽn buồng tống thất phải, đây cũng là một bệnh bẩm sinh. Vị trí tắc nghẽn đường thoát thất phải có thể là ở van tim, dưới van hay trên van. Trong ba loại trên, hẹp tại van động mạch phổi thì gặp nhiều nhất và chiếm tỷ lệ đến 10% các bệnh tim bẩm sinh. Tổn thương này có thể đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác. Trong nhiều bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi là một bệnh có diễn tiến lâm sàng tương đối nhẹ nhàng và có tiên lượng tốt. Vì lý do này, đây là bệnh tim bẩm sinh có biểu hiện lâm sàng khá muộn và có thể được chẩn đoán lần đầu ở tuổi trưởng thành. Rất nhiều người bệnh sẽ không cần điều trị gì và những người bệnh cần được điều trị thì có thể điều trị thành công với phương pháp thông tim can thiệp qua da.
Trước năm 1980, phẫu thuật sửa van thường được ưu chuộng trong trường hợp hẹp van động mạch phổi. Phương pháp phẫu thuật đơn giản là xẻ mép van hay phức tạp hơn là tái tạo lại đường thoát thất phải có hay không có mảnh ghép. Thay van động mạch phổi có thể được áp dụng cho các trường hợp dị sản van động mạch phổi.
Năm 1982, các kỹ thuật nong van bằng bóng qua da được thực hiện trên người bệnh hẹp động mạch phổi trẻ em và người lớn và đã trở thành lựa chọn điều trị cho nhiều trường hợp tuy nhiên phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị không thể thay thế được.
Chỉ định điều trị
Người bệnh có bệnh hẹp đường ra thất phải đơn thuần có chỉ định phẫu thuật.
Chống chỉ định
- Toàn trạng nặng.
Chuẩn bị
- Người thực hiện
- Kíp ngoại khoa: 3 người (1 phẫu thuật viên chính, hai phẫu thuật viên trợ giúp)
- Kíp gây mê: 2 người (1 bác sĩ, 1 điều dưỡng phụ mê)
- Kíp phục vụ dụng cụ: 2 điều dưỡng (1 phục vụ trực tiếp, 1 bên ngoài)
- Kíp vận hành máy tim phổi nhân tạo: 2 bác sĩ hoặc kĩ thuật viên.
- Người bệnh
- Giải thích kĩ với gia đình và người bệnh về cuộc phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật.
- Chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.
- Đánh ngực bằng xà phòng betadine trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vùng phẫu thuật.
- Hồ sơ bệnh án: Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo qui định chung. Đầy đủ thủ tục pháp lý.
- Phương tiện
- Máy thở, monitor (đường áp lực theo dõi huyết áp động mạch, áp lực tĩnh mạch trung ương, điện tim, bão hoà ôxy ...)
- Bộ đồ phẫu thuật mạch máu
- Chỉ 5.0, 6.0, chỉ dệt.
- Miếng vá nhân tạo.
- Bộ tim phổi máy
- Máy chống rung (có bàn giật điện trong và ngoài)
- Dự kiến thời gian phẫu thuật: 180 phút
Các bước tiến hành
- Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo qui định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).
- Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.
- Tư thế: nằm ngửa một gối kê dưới vai, hai tay xuôi theo mình.
- Vô cảm
- Gây mê nội khí quản
- Đường truyền tĩnh mạch trung ương (thường tĩnh mạch cảnh trong phải) với catheter 3 nòng, một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
- Một đường động mạch (thường động mạch quay) để theo dõi áp lực động mạch liên tục trong khi phẫu thuật.
- Đặt ống thông đái, ống thông dạ dày.
- Đặt đường theo dõi nhiệt độ hậu môn, thực quản.
- Kỹ thuật
- Đường phẫu thuật: thường đường phẫu thuật dọc xương ức. Đôi khi áp dụng đường phẫu thuật ngực phải.
- Mở dọc xương ức (cầm máu xương ức).
- Mở màng tim, khâu treo màng tim.
- Đặt ống (canun) động mạch, 2 tĩnh mạch và nối với các đường động mạch và tĩnh mạch của máy tim phổi.
- Đặt lắc tĩnh mạch.
- Phẫu tích tách động mạch chủ lên và động mạch phổi.
- Làm túi và đặt kim truyền gốc động mạch chủ (dung dịch bảo vệ cơ tim)
- Chạy máy tim phổi (chạy toàn bộ). Thắt tĩnh mạch.
- Cặp động mạch chủ, truyền dịch về cơ tim vào gốc động mạch chủ.
- Mở động mạch phổi, qua van và phần phễu thất phải.
- Cắt vòng xơ cơ tối đa.
- Đo mở rộng đường ra thất phải bằng màng tim có tạo van động mạch phổi.
- Làm đầy tim, đuổi hơi, thả kẹp động mạch chủ.
- Chạy máy hỗ trợ.
- Ngừng máy, rút các ống, trung hoà.
- Cầm máu, dẫn lưu (màng tim, sau xương ức).
- Đặt điện cực tim và đóng vết mổ.
Tai biến và xử trí
- Theo dõi
- Ngay sau phẫu thuật: Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở. Chụp Xquang phổi ngay sau khi người bệnh về phòng hồi sức. Theo dõi dẫn lưu ngực: số lượng dịch qua dẫn lưu, tính chất dịch 1 giờ 1 lần. Nếu có hiện tượng chảy thì cần phải phẫu thuật lại để cầm máu.
- Chụp Xquang ngực lần hai sau 24 giờ để rút dẫn lưu.
- Xẹp phổi sau phẫu thuật: do người bệnh đau thở không tốt, bí tắc đờm dãi sau phẫu thuật. Phải bắt người bệnh tập thở với bóng, kích thích và vỗ ho. Cần thiết phải soi hút phế quản.
- Phải kiểm tra siêu âm tim trước khi ra viện.
- Theo dõi xa: để đánh giá phục hồi chức năng tim sau phẫu thuật, chỉnh chống đông. Hẹn 3 tháng khám lại 1 lần.
- Tai biến và xử lý
- Chảy máu.
- Nhiễm khuẩn.
- Suy tim sau phẫu thuật.