Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG – VẾT THƯƠNG KHÍ QUẢN CỔ

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG – VẾT THƯƠNG KHÍ QUẢN CỔ

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

Là phẫu thuật cấp cứu ưu tiên số 1 trong ngoại khoa do tính chất nguy hiểm đến tính mạng, gây ra các biến chứng trầm trọng. Thường gặp trong một số chấn thương vùng cổ hoặc vết thương vùng cổ...cần sơ cứu ngay trên lâm sàng và điều trị ngoại khoa cấp cứu xử trí tổn thương.

Chỉ định điều trị

  • Các trường hợp chấn thương – vết thương khí quản cổ được xác định bằng lâm sàng và cận lâm sàng (chụp cắt lớp vi tính).

Chuẩn bị

  1. Người thực hiện: gồm 2 kíp 
  • Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch và lồng ngực, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa tim mạch.
  • Kíp gây mê chuyên khoa tim mạch và lồng ngực: bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.
  1. Người bệnh
  • Chuẩn bị mổ theo qui trình mổ cổ - ngực nếu được (nhất là khâu vệ sinh, kháng sinh dự phòng). Giải thích người bệnh và gia đình theo qui định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
  • Hồ sơ bệnh án: Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo qui định chung của mổ cổ - ngực nếu được (Cắt lớp vi tính, xét nghiệm, Xquang …). Đầy đủ thủ tục pháp lý (biên bản hội chẩn, đóng dấu …).
  1. Phương tiện
  • Dụng cụ phẫu thuật:
  • Bộ dụng cụ mở và đóng ngực (Banh ngực, chỉ đa sợi tiêu được ...)
  • Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật ngực thông thường.
  • Một số dụng cụ đặc thù cho phẫu thuật cắt phổi (van vén phổi, kẹp động mạch, kẹp phế quản, chỉ khâu…).
  • Phương tiện gây mê: 
  • Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ ngực. Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch…
  1. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 1-2 giờ

Các bước tiến hành

  • Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo qui định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).
  • Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.
    1. Tư thế người bệnh và đường mổ
  • Người bệnh nằm ngửa có kê gối độn dưới hai vai.
  • Xác định thương tổn và đánh giá toàn bộ thương tổn cùng liên quan của thương tổn với các thành phần vùng cổ.
    1. Vô cảm và chuẩn bị người bệnh
  • Gây mê nội khí quản 2 nòng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy mao mạch (SpO2) liên tục. Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch trung ương và ngoại vi. Thở máy có ô-xy hỗ trợ 100%. Đặt thông tiểu. Đặt tư thế; đánh ngực; sát trùng; trải toan.

3. Kỹ thuật

  • Cắt lọc và rạch rộng mép vết thương.
  • Phẫu tích các thành phần vùng cổ vào vị trí khí quản cổ bị thương tổn.
  • Cắt mép vết thương hoặc đoạn dụng dập (nên tiết kiệm tối đa).
  • Khâu vết thương hoặc nối lại đoạn thương tổn (chỉ tiêu chậm, nút buộc ngoài khí quản).
  • Đặt redon vết mổ

Đóng vết mổ.

Tai biến và xử trí

  1. Theo dõi
  • Theo dõi tình trạng chảy máu qua Redon vết mổ.
  • Cho kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, giảm đau, giảm phù nề
  • Nhiễm trùng vết mổ.

2. Xử trí tai biến

  • Tổn thương thần kinh quặt ngược trong quá trình phẫu tích khí quản cổ.
  • Rò dịch dưỡng chấp sau mổ do phẫu tích vào mạch dưỡng chấp.

Nhiễm trùng vết mổ gây bục đường khâu