Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT THAY VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ TRÊN THẬN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ LÊN
- PHẪU THUẬT TẠO THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN HAI LÁ BỊ HẸP DO THẤP
- PHẪU THUẬT SỬA VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ BỆNH KÊNH SÀN NHĨ THẤT THỂ TOÀN BỘ
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG – VẾT THƯƠNG MẠCH CHẬU
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
Chấn thương – vết thương động mạch chậu thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương: chấn thương vết thương bụng, tầng sinh môn, vỡ xương chậu. Nhiều người bệnh khi nhập viện có toàn trạng hết sức nặng nề, thậm chí phải chuyển thẳng vào phòng mổ khi chưa kịp làm các xét nghiệm chẩn đoán do sốc đa chấn thương nguy kịch. Với những trường hợp này, chẩn đoán tổn thương mạch chậu chỉ được xác định ngay trước hoặc trong phẫu thuật.
Chỉ định điều trị
- Tất cả các người bệnh được chẩn đoán xác định chấn thương, vết thương động - tĩnh mạch chậu.
- Người bệnh có thể có hoặc không có tình trạng mất máu, thiếu máu chi nặng. Những trường hợp sốc mất máu hoặc thiếu máu chi cấp cần mổ cấp cứu càng sớm càng tốt.
Chống chỉ định
- Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Chống chỉ định tương đối:
- Người bệnh quá nặng, gia đình từ chối phẫu thuật.
- Thể trạng già yếu, suy kiệt.
- Có các bệnh mạn tính nặng kết hợp (nhiễm trùng, suy tim, bệnh phổi mạn tính)
- Có bệnh lý ung thư giai đoạn cuối.
Chuẩn bị
Người thực hiện
- Phẫu thuật viên: Phẫu thuật viên chuyên khoa mạch máu và phụ phẫu thuật bác sĩ ngoại khoa
- Gây mê: Bác sĩ gây mê và điều dưỡng phụ mê.
- Dụng cụ viên.
2. Người bệnh
- Chuẩn bị người bệnh theo quy định chung của đại phẫu mạch máu, tim hở.
- Hồ sơ bệnh án: hồ sơ bệnh án theo quy định chung.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ đại phẫu ổ bụng, chấn thương
- Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút
Các bước tiến hành
- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa
- Vô cảm: Gây mê nội khí quản toàn thân.
- Kỹ thuật
- Có thể mổ riêng rẽ hoặc phối hợp với các chuyên khoa chấn thương, ổ bụng.
- Đường mở: Nếu người bệnh đã được mở bụng do các chẩn đoán khác thì sử dụng luôn đường mở này, kéo dài xuống xương mu. Trong một số tình huống, có thể phải mở kết hợp đường mở dưới bẹn hoặc mở rộng vết mổ về 1 trong hai bên bẹn.
- Vừa cầm máu, vừa bộ lộ bó mạch chậu sau phúc mạc.
- Đánh giá vị trí, kích thước, tính chất chấn thương, vết thương mạch chậu. Sau đó có thể thực hiện 1 trong những phương pháp sau để phục hồi lưu thông mạch máu:
- Khâu nối trực tiếp đối với vết thương bên, sắc gọn.
- Cắt nối trực tiếp với tổn thương đụng dập đoạn ngắn.
- Cắt, ghép mạch nhân tạo hoặc tự thân với đoạn tổn thương đụng dập, nham nhở dài.
- Đặt hệ thống dẫn lưu.
- Đóng lại vết mổ.
Tai biến và xử trí
- Theo dõi
- Toàn trạng
- Các chức năng sống, đặc biệt là huyết áp (không quá cao, cũng không quá thấp).
- Chống đông toàn thân (heparin, heparin trọng lượng phân tử thấp: Lovenox, Calciparin....) cần thiết khi dùng mạch nhân tạo.
- Kháng sinh: dự phòng.
- Tại chỗ
- Dịch máu qua dẫn lưu: số lượng, tốc độ, màu sắc.
- Tụ máu vết mổ.
- Theo dõi định kỳ hàng năm: lâm sàng, Doppler.
- Biến chứng
- Chảy máu đỏ qua dẫn lưu hoặc tụ máu lớn tại vết mổ: can thiệp lại cấp cứu, tuỳ nguyên nhân mà xử lí (thường do lỗi kĩ thuật: chảy máu miệng nối...)
- Tắc mạch hoặc tắc cầu nối sớm: có dấu hiệu thần kinh chỉ điểm và siêu âm Doppler xác định: phẫu thuật lại ngay.
- Biến chứng khác: Nhiễm trùng: điều trị kháng sinh, thay băng.