Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT THAY VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ TRÊN THẬN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ LÊN
- PHẪU THUẬT TẠO THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN HAI LÁ BỊ HẸP DO THẤP
- PHẪU THUẬT SỬA VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ BỆNH KÊNH SÀN NHĨ THẤT THỂ TOÀN BỘ
QUY TRÌNH PHẪU THUẬT LẤY DỊ VẬT PHỔI- MÀNG PHỔI
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
Dị vật phổi màng phổi là hậu quả của vết thương ngực hở (VTNH), tác nhân thường gặp là bạch khí, hỏa khí. Người bệnh có dị vật phổi, màng phổi thường vào viện trong tình trạng cấp cứu với các triệu chứng cấp cứu, hoặc cũng có thể đến muộn khi có các biến chứng do dị vật còn lại trong phổi, màng phổi gây ra.
Chỉ định điều trị
- VTNH có dị vật cần mở ngực cấp cứu: nằm trong chỉ định chung của mở ngực cấp cứu do VTNH
- VTNH tràn máu khí màng phổi nhiều và có sốc mất máu.
- Chảy nhiều máu, DLMP ra ngay >1000ml trong 6h đầu, hoặc DL ra ngay > 1500ml trong hơn 6h.
- Theo dõi DLMP ra >200ml/h trong 3h hoặc 300ml/h trong 2h liên tiếp.
- VTNH rộng > 10cm
- Dị vật trong phổi, màng phổi > 1cm
Chỉ định mổ khi dị vật phổi màng phổi đến muộn do biến chứng: áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, ho máu. Dị vật ở vị trí nguy hiểm như rốn phổi, cạnh mạch máu lớn.
Các bước tiến hành
- Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo qui định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).
- Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.
- Tư thế người bệnh và đường mổ
- Tùy theo dự kiến tổn thương trước mổ, thường tư thế nghiêng 90º sang bên đối diện tổn thương, cũng có thể nghiêng 45º.
- Đường vào: tùy theo vị trí vết thương và dự kiến tổn thương, nếu tổn thương nhu mô phổi đơn thuần thường sử dụng đường vào qua KLS 5 đường bên hoặc sau bên, kích thước đường mở phụ thuộc vào kích thước, vị trí dị vật. Có thể sử dụng nội soi hỗ trợ (VATS) trong các trường hợp tổn thương sâu khó quan sát.
- Vô cảm
- Gây mê, đặt ống NKQ 2 nòng (Carlen), đặt đường truyền, lắp hệ thống theo dõi điện tim và SPO2, sonde theo dõi nhiệt độ.
- Kỹ thuật
- Vào khoang màng phổi, đánh giá tình trạng chung của phổi, màng phổi, gỡ dính phổi nếu có.
- Xác định vị trí dị vật bằng các nhìn trực tiếp, hoặc qua nội soi nếu có NS hỗ trợ, sờ nắn cảm nhận trực tiếp. Đánh giá các tổn thương chung của phổi, màng phổi, mức độ liên quan với dị vật.
- Nếu tổn thương nhu mô ít, dị vật nhỏ-> mở nhu mô lấy dị vật
- Nếu tổn thương nhu mô nhiều, dị vật lớn-> cân nhắc lấy dị vật và cắt nhu mô theo thương tổn, thậm chí cắt thùy phổi (hiếm).
- Cầm máu, khâu nhu mô phổi chống xì khí bằng chỉ prolen 4.0 hoặc 5.0 (xem kỹ thuật khâu VT nhu mô phổi).
- Nở phổi kiểm tra xì khí, Bởm rửa làm sạch KMP.
- Đặt 2 dẫn lưu khoang màng phổi (1 DL khí, 1 DL dịch).
- Đóng ngực theo các lớp giải phẫu.
Tai biến và xử trí
- Theo dõi mạch, huyết áp, SPO2, dẫn lưu màng phổi sát trong 6h đầu.
- Kháng sinh, dịch truyền, giảm đau tốt, truyền máu nếu cần.
- Ngồi dậy, vỗ rung, tập thở tích cực ngay từ ngày đầu sau mổ.
- Theo dõi biến chứng nhiễm trùng, chảy máu, xẹp phổi, phát hiện sớm để có xử trí kịp thời.
- Theo dõi dẫn lưu màng phổi và nghe phổi, chụp Xquang khi dịch ra ít hơn 100ml/24h, dịch hồng loãng hoặc vàng, đủ tiêu chuẩn thì rút DLMP.