Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI SOI PHẾ QUẢN CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ XẸP PHỔI Ở NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
- Soi phế quản là đưa một dụng cụ đèn soi có thể quan sát được ở trong lòng phế quản, nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị những tổn thương trong lòng khí - phế quản.
- Xẹp phổi là biến chứng thường gặp ở Người bệnh thở máy nguyên nhân thường do nút đờm, cục máu đông…, dẫn đến giảm trao đổi khí ở phổi làm tình trạng Người bệnh nặng lên và không cai được máy thở. Soi hút phế quản là biện pháp tốt để giải quyết tình trạng xẹp phổi.
Chỉ định điều trị
Xẹp phổi nguyên nhân do nút đờm, cục máu đông.
Chống chỉ định
- Gia đình Người bệnh không đồng ý làm thủ thuật.
- Thận trọng trong các trường hợp ôxy giảm thấp: SpO2 dưới 90%, PaO2 dưới 50 mmHg, rối loạn nhịp tim (nhịp tim trên 120 hoặc dưới 50 nhịp/phút).
Chuẩn bị
1. Người thực hiện kỹ thuật nội soi
- 02 bác sỹ: một người làm nội soi, một người theo dõi Người bệnh và xử trí.
- 02 điều dưỡng: một người làm nội soi, một người theo dõi Người bệnh và xử trí (người làm nội soi đã được đào tạo về kỹ thuật nội soi phế quản).
2. Phương tiện
2.1. Vật tư tiêu hao
Nước cất sạch Fentanyl 0,1mg x 01 ống
Natriclorua 0,9% x 1000 ml Midazolam 5mg x 02 ống
Bơm rửa loại 50 ml x 1 cái Adrenalin 1mg x 02 ống
Gel bôi trơn Lidocain 2% x 02 ống
Gạc sạch x 5 cái Bơm tiêm 10 ml x 02 cái
Cồn để sát khuẩn nhanh Lọ đựng bệnh phầm x 01 cái
Atropin 1/4 mg x 02 ống
2.2. Dụng cụ cấp cứu
- Hộp chống sốc, máy sốc điện, bộ dụng cụ đặt nội khí quản, bóng Ambu, dụng cụ cầm máu trong nội soi.
2.3. Các chi phí khác
Ống nội soi phế quản can thiệp Gạc vô trùng
Màn hình hiển thị Găng vô trùng
Máy in kết quả Săng vô trùng
Hệ thống bình hút kín Áo mổ
Ngáng miệng Dung dịch kiềm để rửa máy soi
Máy sấy dụng cụ nội soi Dung dịch Cidex
3. Người bệnh:
- Người bệnh hoặc gia đình Người bệnh đã được giải thích mục đích của thủ thuật, các tai biến trong quá trình làm thủ thuật và đồng ý được làm thủ thuật có giấy cam kết kèm theo.
- Người bệnh được khám đánh giá các chức năng sống mạch, HA, nhiệt độ, SpO2 (hoặc khí máu động mạch).
- Phim chụp Xquang phổi xác định bên phổi xẹp, sơ nhận định thùy phổi bị xẹp, các xét nghiệm CTM, đông máu cơ bản, HIV, soi đờm tìm lao.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án của Người bệnh đang điều trị nội trú tại khoa (kèm theo phiếu cam kết nội soi phế quản và phiếu thủ thuật soi phế quản).
Các bước tiến hành
- Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án, chỉ định soi phế quản
- Thăm khám Người bệnh: các chức năng sinh tồn: mạch, HA, thở, nhiệt độ, ý thức, SpO2, hoạt động của máy thở, hoạt động của máy theo dõi Người bệnh.
- Để chế độ thông khí nhân tạo VCV, ôxy 100%. Dùng thuốc an thần, giãn cơ nếu cần.
- Gây tê khí phế quản với lidocain 1% bơm qua ống nội khí quản hoặc canun mở khí quản.
- Lắp đoạn ống nối mềm giữa ống máy thở và ống nội khí quản hoặc canun mở khí quản có lỗ để đưa ống soi qua đảm bảo thông khí nhân tạo trong quá trình soi.
- Dùng ống soi phế quản mềm có đường kính ngoài bằng 2/3 đường kính trong của ống nội khí quản hoặc canun mở khí quản để đảm bảo thông khí liên tục trong quá trình soi.
- Rửa phế quản phế nang giải quyết nút đờm, cục máu đông: Đưa ống soi đến phân thùy định tiến hành rửa phế quản phế nang, đẩy ống soi xuống sao cho ống soi bịt kín phế quản định rửa, nhưng không đẩy quá mạnh làm tổn thương thành phế quản. Bơm từ từ 50 ml dung dịch natriclorrua 0,9% vào trong lòng phế quản, vừa bơm vừa quan sát. Giữ nguyên ống soi, hút nhẹ nhàng để lấy dung dịch rửa ra. Bơm khoảng 3 lần, tổng lượng dịch khoảng 150 ml (áp lực hút -20cm H2O đến -40cm H2O). Trong trường hợp không lấy được nút đờm bằng biện pháp này có thể phải dùng kìm chuyên dụng lấy dị vật nếu cục nút khô quánh.
Tai biến và xử trí
- SpO2 < 80% cần dừng soi để tiếp tục thở máy khi SpO2 ≥ 90% có thể tiếp tục soi.
- Loạn nhịp tim (nhịp nhanh > 140 lần hoặc < 60 lần/phút, rung thất, block nhĩ thất cấp II, cấp III.
- Chảy máu: cầm máu qua nội soi không kết quả cần tiến hành đặt nội khí quản 2 nòng bơm cuff chèn để cầm máu, tiến hành hội chẩn phẫu thuật cấp cứu nếu cần thiết.
- Tràn khí màng phổi: dẫn lưu khí màng phổi
- Tràn khí trung thất: theo dõi, nếu nặng có biểu hiện chèn ép trung thất cần dẫn lưu.
Tài liệu tham khảo
1. Oren P. Schaefer, Richard S. Irwin (2010), Bronchoscopy, Manual of Intensive Care Medicine 4th Edition: 134-139.
2. Roentgen D (1995), Atelectasis Textbook of bronchoscopy, Williams and Wilkins; 302 - 318.
3. Stewart W, Clarke. (1989), Bronchoscopy, Recent advances in medecine, Pitman Medical, Tunbrige Wells; 189-199.