Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

Ống dẫn lưu là một hệ thống ống đặt từ một vùng, một khoang của cơ thể để dẫn lưu khí, dịch, máu hoặc chất tiết ra ngoài hoặc từ cơ quan này sang cơ quan khác của cơ thể. Nên việc chăm sóc ống dẫn lưu để duy trì sự lưu thông của ống dẫn lưu. Phát hiện các biến chứng tụt ống, nhiễm khuẩn, tắc ống… 

Chỉ định điều trị

Chăm sóc ống dẫn lưu cho các người bệnh có ống dẫn lưu màng phổi, màng tim, ổ bụng, vết mổ, ổ áp xe, não thất, bể thận, mật... 

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định. 

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa Hồi sức cấp cứu

2. Phương tiện, dụng cụ

2.1. Vật tư tiêu hao

- Povidin

- Găng sạch: 03 đôi

- Găng vô khuẩn: 02 đôi

- Gạc vô khuẩn

- Gạc củ ấu

- Túi dẫn lưu, bình dẫn lưu: 01 cái

- Panh

- Kéo vô khuẩn

- Kéo cắt băng dính

- Khay hạt đậu

- Bát kền

- Kẹp phẫu tích

- Băng dính

- Dây dẫn

- Tấm nilon 40 x 60 cm

- Natrichlorua 0,9% chai 250 ml

- Băng 3M

- Ôxy già, ete

- Mũ: 01 cái

- Khẩu trang: 01 cái

- Dung dịch cồn sát khuẩn tay nhanh

- Xà phòng rửa tay diệt khuẩn

- Dung dịch khử khuẩn sơ bộ

- Máy theo dõi: cáp điện tim, Cáp đo SpO2, cáp và bao đo huyết áp liên tục

2.2. Dụng cụ cấp cứu

- Bóng Ambu, mặt nạ bóp bóng

- Bộ dụng cụ đặt nội khí quản, mở khí quản cấp cứu. 

3. Người bệnh: thông báo giải thích cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh biết việc sắp làm. 

4. Hồ sơ bệnh án: phiếu chăm sóc, bảng theo dõi dịch dẫn lưu. 

Các bước tiến hành

1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay dưới vòi nước và dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang. 

2. Bộc lộ vùng có ống dẫn lưu, trải tấm nilon dưới ống dẫn lưu (nếu cần) đặt túi nilon vị trí thích hợp. 

3. Điều dưỡng đi găng tay sạch tháo bỏ băng cũ nếu băng quá dính dùng ete để bóc băng dính. quan sát đánh giá chân ống đẫn lưu. đánh giá sự lưu thông của ống dẫn lưu.

4. Điều dưỡng tháo găng cũ sát khuẩn tay nhanh, mở hộp chăm sóc, đổ dung dịch vào bát kền, đi găng mới.

5. Dùng kẹp phẫu tích gắp gạc củ ấu thấm nước nuối 0,9% rửa chân ống (đường kính vệ sinh > 10cm), thân ống dẫn lưu và các điểm nối của hệ thống dẫn. Vệ sinh cho đến khi sạch. Nếu chân dẫn lưu có mủ thì dùng ôxy già vệ sinh

6. Dùng kẹp phẫu tích gắp gạc củ ấu tẩm betadin sát khuẩn chân (đường kính sát khuẩn > 10cm) và thân ống dẫn lưu, các điểm nối của hệ thống dây dẫn. 

7. Dùng kẹp phẫu tích gắp gạc thấm Betadin quấn kín chân ống dẫn lưu. 

8. Đặt gạc che kín chân ống dẫn lưu băng kín lại, dùng gạc thấm betadine quấn quanh điểm nối và băng lại. 

9. Thu dọn dụng cụ ngâm dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn sơ bộ thời gian 15 phút, Điều dưỡng tháo găng rửa tay nhanh

10. Đặt NGƯỜI BỆNH về tư thế thoải mái. 

11. Rửa tay dưới vòi nước với xà phòng khử khuẩn, Ghi phiếu theo dõi. 

Tai biến và xử trí

- Tụt dẫn lưu, chân dẫn lưu có dò dịch → báo bác sĩ. 

- Gập, tắc do kỹ thuật băng không đúng → sau khi thay băng phải kiểm tra sự thông thoáng của ống. 

- Nhiễm khuẩn → khi chăm sóc phải đảm bảo kỹ thuật, và nguyên tắc vô khuẩn. 

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế; (1999); Chọc hút dẫn lưu màng phổi; Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện tập I. Nhà xuất bản y học. Trang 41-44. 

2. Joanne Tollefson; (2010); Endotracheal tube or tracheostomy suctioning; Clinical psychomotor skills; 4th Edition; Cengage Learning; pp 234-248. 

3. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Urinary Elimination; Fundamentals of Nursing, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 1076-1113.