Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TẮM TẠI GIƯỜNG CHO NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
- Làm sạch tóc và da đầu cho người bệnh. Giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu.
- Phòng chống các bệnh về tóc và da đầu, đồng thời kích thích tuần hoàn cho người bệnh.
Chỉ định điều trị
- Người bệnh năm lâu không gội đầu.
- Người bệnh mắc một số bệnh về tóc và da đầu.
- Người bệnh bị dính chất độc trên đầu.
Chống chỉ định
- Không gội đầu cho người bệnh đang trong tình trạng nặng, người bệnh sốt cao.
- Người bị vết thương sọ não, vết thương cột sống cổ.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc Người thực hiệnphụ chăm sóc đã được đào tạo.
2. Phương tiện, dụng cụ: Vật tư tiêu hao
- Găng sạch: 01 đôi
- Nhiệt kế đo nhiệt độ nước (nếu có)
- Thùng đựng nước sạch
- Máng gội đầu
- Thùng đựng nước bẩn
- Cốc múc nước
- Khăn bông to
- Khăn bông nhỏ
- Lược chải đầu
- Máy sấy tóc
- Bông không thâm nước
- Dầu gội đầu
- Ga đắp
- Quần áo
- Cồn 90 độ
-Nước ấm 30-37 độ
-Dung dịch khuẩn tay nhanh
-Xà phòng rửa tay diệt khuẩn
-Mũ: 01 cái
-Khẩu trang: 01 cái
3. Người bệnh
- Kiểm tra ý thức người bệnh, đo dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh.
- Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà về việc chuẩn bị làm.
4. Hồ sơ bệnh án: Phiếu chăm sóc hoặc bảng theo dõi.
Các bước tiến hành
1. Động viên người bệnh hợp tác cùng làm việc (nếu người bệnh tỉnh).
2. Người thực hiện rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước, đội mũ, đeo khẩu trang.
3. Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp cho người bệnh.
4. Mang dụng cụ đã chẩn bị đến giường bệnh.
5. Đặt tư thế người bệnh trên giường thích hợp. chú ý hệ thống dây của máy thở và các dây máy theo dõi.
6. Trải khăn bông to ở dưới vai, gáy.
7. Đặt máng gội đầu.
8. Đặt đầu người bệnh vào máng
9. Choàng khăn bông lên ngực người bệnh hoặc đắp ga kín ngực
10. Chải tóc người bệnh nhẹ nhàng từ ngọn tóc đến chân tóc
11. Đặt bông không thấm nước vào tai người bệnh
12. Đi găng sạch(nếu cần)
13. Dội nước làm ướt tóc, xoa dầu gội, chà xát da đầu bằng các đầu ngón tay (1 tay đỡ đầu, 1 tay chà đầu, tránh làm xây xát da đầu, lắc đầu người bệnh).
14. Dội nước cho đến khi sạch dầu gội đầu (chú ý không để nước vào tai, mắt người bệnh)
15. Bỏ bông tai, lấy khăn bông nhỏ lau mặt, tai, cổ cho người bệnh.
16. Kéo khăn choàng lau tóc, bỏ máng gội đầu
17. Cho NGƯỜI BỆNH nằm tư thế thoải mái, lau khô tóc, sấy tóc, chải tóc, buộc tóc gọn gàng.
18. Thay ga trải giường (nếu cần)
19. Thu dọn dụng cụ, cất dụng cụ đúng nơi quy định
20. Người thực hiện rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước.
21. Ghi bảng theo dõi.
Tai biến và xử trí
-Hạ thân nhiệt: hạn chế bằng sử dụng nước ấm
-Xử trí các tai biến chung khác theo quy trình
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo; (2006); Chăm sóc hàng ngày và vệ sinh cho người bệnh; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 139-152.
2. Joanne Tollefson; (2010); Physical Assessment; Clinical psychomotor skills; 4th Edition; Cengage Learning; pp 17-22.
3. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Self-care and Hygiene, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 726- 770.