Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG CHO NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Khí dung thuốc nhằm đưa một lượng thuốc dưới dạng sương mù để điều trị chống viêm tại chỗ cũng như để điều trị co thắt phế quản, tắc nghẽn đường thở.
Chỉ định điều trị
- Tiền sử hen phế quản, COPD.
- Cơn hen phế quản cấp.
- Co thắt phế quản do nhiễm khuẩn phổi.
- Người bệnh có đờm đặc khô.
Chống chỉ định
Không có
Chuẩn bị
IV. CHUẨN BỊ:
1. Người thực hiện: Điều dưỡng đã được đào tạo
2. Dụng cụ
2.1. Vật tư tiêu hao
- Máy khí dung
- Bộ dây khí dung dùng riêng cho từng Người bệnh
- Ống khí dung chữ T
- Găng vô khuẩn: 01 đôi
- Bơm tiêm 5 ml: 01 cái
- Kim lấy thuốc: 01 cái
- Mũ: 01 cái
- Gạc vô khuẩn
- Cồn 90 độ
- Khẩu trang: 01 cái
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Xà phòng rửa tay diệt khuẩn
- Dung dịch vệ sinh bề mặt
- Máy theo dõi
- Cáp điện tim
- Cáp đo SpO2
- Cáp đo huyết áp liên tục
- Bao đo huyết áp
- Thuốc khí dung theo chỉ định
2.2. Dụng cụ cấp cứu:
Bóng Ambu, mặt nạ cấp cứu
3. Người bệnh
Thông báo giải thích cho Người bệnh hoặc gia đình Người bệnh về việc sắp làm.
4. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án:
- Kiểm tra y lệnh thuốc về liều lượng, thời gian thực hiện.
- Kiểm tra 5 đúng.
Các bước tiến hành
1. Mang hồ sơ đến giường bệnh, thực hiện 5 đúng
2. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. SpO2 cho Người bệnh.
3. Thông báo, động viên Người bệnh hợp tác thực hiện kỹ thuật.
4. Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đội mũ, đeo khẩu trang.
5. Mang dụng cụ, thuốc đến giường bệnh.
6. Đặt Người bệnh ở tư thế thích hợp.
7. Cắm điện và kiểm tra hoạt động của máy khí dung.
8. Cắm bộ dây khí dung vào máy khí dung.
9. Sát khuẩn tay nhanh.
10. Pha thuốc theo y lệnh.
11. Bơm thuốc vào bình khí dung.
12. Sát khuẩn tay, đi găng vô khuẩn.
13. Sát trùng chỗ nối dây máy thở (đường khí thở vào).
14. Lắp ống chữ T vào đường dây máy thở, lắp hệ thống khí dung vào ống chữ T.
15. Tháo bỏ găng, sát khuẩn tay.
16. Bật máy khí dung (trong quá trình khí dung theo dõi mạch, SpO2, sự đáp ứng của thuốc với Người bệnh).
17. Hết thuốc, tắt máy khí dung.
18. Rửa tay, đi găng vô khuẩn.
19. Tháo bỏ hệ thống chữ T.
20. Thu dọn dụng cụ, vệ sinh máy khí dung, để đúng nơi quy định.
21. Rửa tay
22. Ghi phiếu chăm sóc.
Tai biến và xử trí
-Khó thở, suy hô hấp cấp
-Sặc vào đường hô hấp
-Trào ngược từ đường tiêu hóa vào đường thở
-Tụt dây máy thở, tụt ống nội khí quản/mở khí quản. .
Tài liệu tham khảo
1. Lippincott’s nursing procedures; (2009); Respiratory Care; Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 550-585
2. Paul Fulbrook; Bernadette Grealy; (2007); Essential Nursing Care of the Critically Ill Patient; ACCCN ‘ s Critical Care Nursing; Mosby Elsevier; pp 187-214.
3. Ryth. F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Respiratory Function; Fundamentals of Nursing, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 833 - 875.