Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM DỊCH PHẾ QUẢN QUA ỐNG NỘI KHÍ QUẢN, MỞ KHÍ QUẢN BẰNG ỐNG HÚT THƯỜNG ĐỂ XÉT NGHIỆM Ở NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật đưa ống hút đờm có nối với bộ cấy đờm vô trùng, hút dịch tiết trong lòng ống nội khí quản, mở khí quản với mục đích: lấy dịch tiết làm xét nghiệm chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học.
Chỉ định điều trị
Người bệnh thở máy qua nội khí quản, mở khí quản có yêu cầu làm xét nghiệm dịch phế quản.
Chống chỉ định
- Trong trường hợp Người bệnh đang suy hô hấp, cần hỗ trợ hô hấp để Người bệnh ổn định trước sau đó mới tiến hành lấy xét nghiệm.
- Người bệnh đang bị phù phổi cấp, chảy máu phổi.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: 02 điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
2. Dụng cụ
2.1 Vật tư tiêu hao
- Lọ đựng đờm vô khuẩn: 01 cái.
- Săng vô khuẩn
- Bộ cấy đờm: 01 cái
- Găng sạch: 02 cái
- Găng vô khuẩn: 02 cái
- Bơm tiêm 10 ml: 01 cái
- Kim lấy thuốc: 01 cái
- Betadin 10%
- Máy hút áp lực âm(người lớn từ -80 đến -120 mmHg, Trẻ lớn từ -60 đến -80 mmHg): 02 cái.
- Dây nối silicon
- Ống hút đờm vô khuẩn (Người lớn cỡ 12 đến 18, Trẻ lớn cỡ 8 đến 10) 02 cái
- Nước cất - chai 500 ml
- Xô đựng dung dịch khử khuẩn
- Natrichlorua 0,9% chai 250 ml
- Dung dịch khử khuẩn sơ bộ
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Xà phòng rửa tay diệt khuẩn
- Mũ: 02 cái
- Khẩu trang: 02 cái.
2.2. Dụng cụ cấp cứu
- Bóng Ambu, mask dung cụ cấp cứu.
3. Người bệnh
- Thông báo, giải thích cho Người bệnh và gia đình về việc sắp làm.
- Với Người bệnh tỉnh, hướng dẫn Người bệnh ho, thở sâu, vỗ rung cho Người bệnh (nếu cần).
- Với Người bệnh hôn mê vỗ rung 3 tư thế cho Người bệnh trước (nếu cần)
4. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra phiếu xét nghiệm.
2. Kiểm tra Người bệnh. Thực hiện vỗ rung cho Người bệnh (nếu cần) Đặt Người bệnh tư thế thích hợp.
3. Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước, đội mũ, đeo khẩu trang.
4. Điều dưỡng 1 mang dụng cụ đã chuẩn bị đến bên giường bệnh. tăng ôxy 100% trong 3 phút. Bật máy, kiểm tra hệ thống hút, điều chỉnh áp lực phù hợp.
5. Điều dưỡng 2 đi găng vô khuẩn. Điều dưỡng 1 đi găng tay sạch dùng gạc vô khuẩn tẩm betadine sát khuẩn quanh vị trí tiếp nối giữa nội khí quản và sâu máy thở. Điều dưỡng 2 trải săng vô khuẩn lên trên ngực của Người bệnh.
6. Điều dưỡng 1 giúp điều dưỡng 2 lấy ống hút đờm, lấy bộ cấy đờm vô khuẩn.
Điều dưỡng 2 nối ống hút đờm với bộ cấy đờm vô khuẩn. Điều dưỡng 1 giúp điều dưỡng 2 nối 1 nhánh của bộ cấy đờm với dây, chú ý (mở khóa van ống hút).
7. Kiểm tra lại mạch, SpO2 của Người bệnh, đảm bảo SpO2 trên 90%, Người bệnh hợp tác hoặc Người bệnh dùng an thần nằm im không kích thích. Điều dưỡng 1 tháo găng tay sạch sát khuẩn tay nhanh bằng Aniosgel đi găng tay vô khuẩn tháo sâu thở và ống nội khí quản hoặc mở khí quản, để đầu sâu thở hoặc dây máy thở lên 1 săng vô khuẩn.
8. Điều dưỡng 2 cầm ống hút vô khuẩn luồn nhẹ nhàng vào nội khí quản hoặc mở khí quản đưa ống đến khi có cảm giác vướng không đưa được nữa hoặc ngập ống hút, phải rút ống ra 1 cm. Và bịt van hút đồng thời tay cầm ống hút nhẹ nhàng vê ống và rút ra từ từ, vừa rút vừa hút dịch phế quản. Giữ ống lâu hơn ở những vị trí nhiều dịch. (chú ý: khi đưa ống hút vào không được bịt van hút, thời gian bịt van hút không quá 15 giây. ). kết thúc chu trình hút điều dưỡng 2 rút ống hút ra. Điều dưỡng 1 lắp lại máy thở cho Người bệnh. Lặp lại chu trình hút nếu chưa đủ dịch làm xét nghiệm và tình trạng Người bệnh cho phép.
- Nếu không có dịch thì bơm 2 nước muối NaCl 0,9% vô khuẩn vào ống nội, mở khí quản. Sau đó lắp lại máy thở cho Người bệnh sau đó mới tiến hành hút.
- Có thể khí dung nước muối NaCl 0,9% hoặc 3% cho Người bệnh trước khí tiến hành lấy dịch làm xét nghiệm.
9. Khi đã lấy đủ dịch phế quản làm xét nghiệm điều dưỡng 1 giúp điều dưỡng 2 tháo dây hút ra khỏi bộ cấy đờm, tháo ống hút ngâm ống vào dung dịch khử. Đậy nắp lọ cấy. Gửi ngay đến phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút.
10. Điều dưỡng 2 tráng dây hút tháo ống hút, khuẩn thu dọn dụng cụ. tháo găng sát khuẩn tay nhanh tăng ôxy 100% cho Người bệnh nằm lại tư thế thích hợp.
11. Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước.
12. Ghi phiếu chăm sóc.
* Chú ý: Đảm bảo ôxy cho Người bệnh trong suốt quá trình trước, trong và sau hút cho Người bệnh.
Tai biến và xử trí
1. Khi hút không đảm bảo vô khuẩn làm nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài vào làm sai kết quả
2. Khi hút không đúng kỹ thuật, dễ xảy ra các tai biến:
+ Thiếu ô xy: SpO2 giảm.
+ Tổn thương niêm mạc khí phế quản, chảy máu.
+ Loạn nhịp tim, ngừng tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp.
+ Co thắt thanh quản.
+ Tăng áp lực nội sọ.
3. Với Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp: SpO2 giảm dưới 90%, mạch tăng, Người bệnh thở nhanh, vã mồ hôi → Ngừng hút, nắp dây máy thở cho Người bệnh, cho thở ôxy 100%, đo huyết áp và báo ngay bác sĩ.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo; (2006); Kỹ thuật lấy bệnh phẩm; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 255-266.
2. Lionel A. Mandell; Richard G. Wunderink; Antonio Anzueto (2007); Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society Consensus Guidelines on the Management of Community-Acquyred Pneumonia in Adults; IDSA/ATS Guidelines for CAP in Adults CID: 44 (Suppl 2); S31
3. Lippincott’s nursing procedures; (2009); Respiratory Care; Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 550-585.