Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT MỞ KHÍ QUẢN CẤP CỨU
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
1. Định nghĩa: Mở khí quản là một thủ thuật mở một đường thở qua khí quản, thay vì không khí từ ngoài phổi qua đường hô hấp trên vào phổi thì không khí vào phổi qua lỗ mở khí quản.
2. Mục đích:
- Khai thông đường thở, làm giảm khoảng chết giải phẫu (50%)
- Tạo điều kiện chăm sóc dễ dàng, tăng hiệu quả hút đờm
Chỉ định điều trị
- Ngạt thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên do chấn thương, dị vật, polip,
- Phù nề co thắt thanh quản (uốn ván, bạch hầu…)
- Hẹp khí quản do u…
Chống chỉ định
Không
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- 01 Người thực hiện thực hiện thủ thuật do các bác sỹ chuyên khoa HSCC đã
- 01 người phụ là bác sỹ chuyên khoa HSCC, bác sỹ cao học, nội trú đã được đào tạo
- 01 người phụ dụng cụ: Điều dưỡng đã được đào tạo
- Phẫu thuật viên đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay và sát khuẩn tay, đi găng vô trùng, sát khuẩn vùng mổ, trải săng, gây tê tại chỗ từ sụn giáp đến hố trên ức.
- Phẫu thuật viên đứng bên trái, bác sĩ phụ đứng bên phải
2. Phương tiện, dụng cụ
2.1. Vật tư tiêu hao Đơn vị Số lượng
- Canula mở khí quản cái 01
- Ống nội khí quản cái 01
- Ống thông hút đờm vô khuẩn cái 03
- Găng vô trùng đôi 6
- Găng khám đôi 10
- Kim lấy thuốc Cái 5
- Lưỡi dao mổ cái 01
- Bơm tiêm 5 ml Cái 5
- Bơm tiêm 10 ml Cái 5
- Dây truyền Cái 2
- Gạc N2 Gói 5
- Iodine 10% (lọ 90 ml) Lọ 1
- Thuốc giảm đau fentanyl 0,1mg Lọ 2
- Xylocain 2% (loại 2ml) Lọ 03
- Natriclorua 0,9% (loại chai 500 ml) Chai 2
- Hesteril 6% hoặc tetraspan 6% chai 01
- Midazolam 5mg ống 2
- Anepol 200 mg ống 01
- Mũ phẫu thuật Cái 4
- Khẩu trang phẫu thuật Cái 4
2.2. Dụng cụ cấp cứu
- Bóng ambu
- Hệ thống ô xy
- Dụng cụ chống sốc phản vệ
2.3. Các chi phí khác
Bộ dụng cụ mở khí quản bao gồm:
- Panh có mấu, không mấu
- Kéo thẳng
- Kéo cong
- Kẹp phẫu tích không mấu
- Kẹp phẫu tích có mấu
- Kẹp cầm máu
- Kẹp răng chuột
- Kẹp banh Laborde
- Sông lòng máng
- Banh Farabeuf
- Kim cong
- Chỉ khâu không tiêu
Các dụng cụ khác:
- Hộp bông còn
- Bát kền to
- Ống cắm panh inox
- Săng lỗ vô trùng kích thước 60 x 80 cm
- Áo mổ
- Dung dịch Anois rửa tay nhanh
- Xà phòng rửa tay
- Cồn trắng 90o
- Băng dính y tế
- Bóng ambu
- Máy hút đờm
- Hộp bông còn
3. Người bệnh
- Giải thích cho Người bệnh (nếu tỉnh) hoặc người nhà Người bệnh lợi ích và nguy cơ của thủ thuật, cho Người bệnh hoặc người nhà Người bệnh kí cam kết thủ thuật
- Kiểm tra lại các chống chỉ định
- Nhịn ăn trước 3h
- Hút sạch đờm, dãi họng miệng
- Hút hết dịch dạ dày.
- Mắc máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2.
- Điều chỉnh máy thở, giảm PEEP. Thở máy qua ống NKQ với FiO2 100% trong thời gian MKQ
- Người bệnh nằm đầu bằng và kê gối cứng để ưỡn cổ để bộc lộ khí quản
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi chỉ định, có dán cam kết thủ thuật của Người bệnh hoặc người đại diện
hợp pháp
- Ghi chép đầy đủ thông tin cách tiến hành thủ thuật, diễn biến và biến chứng (nếu có).
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật
2. Kiểm tra Người bệnh: các chức năng sống xem có thể tiến hành thủ thuật được không.
3. Tiến hành thủ thuật
3.1. Thì 1: PTV dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải rạch đường rạch da ở giữa cổ. Đường rạch cách xương ức 1 cm lên đến gần sụn giáp. Đường rạch dài khoảng 3 cm. Người phụ lấy 2 banh Farabeuf vén mép sang hai bên sao cho cân bằng để khí quản cố định ở giữa.
3.2. Thì 2: phẫu thuật viên dùng dao rạch một nhát trên da sao cho tới tận khí quản (không bóc tách), nếu gặp phải tuyến giáp thì kẹp tuyến giáp và cắt.
3.3. Thì 3: PTV dùng dao rạch một đường dọc dài khoảng 2 vòng sụn khí quản kích thước tùy theo cỡ canuyn đảm bảo sao cho vừa khít canuyn (có thể rạch vào khí quản theo hình chữ T, hoặc tạo một cửa sổ trên sụn khí quản bằng cách lấy đi một nửa sụn khí quản, hoặc không lấy đi sụn khí quản mà chỉ tạo một của sổ bằng cách cắt đi ba cạnh của của sổ một cạnh được giữ lại làm bản lề). Đường rạch phải gọn sắc, không rạch sâu quá 1 cm, tránh rạch vào thành sau khí quản. Khi rạch vào khí quản, Điều dưỡng rút nội khí quản trong trường hợp Người bệnh đã được đặt nội khí quản, tránh rạch vào ống nội khí quản.
- Sau khi rạch vào khí quản, khí và dịch phun ra, Điều dưỡng dùng ống thông hút sạch đờm dãi, PTV dùng banh Laborde luồn qua vết mở banh rộng để đưa canuyn vào khí quản bơm bóng chèn (đảm bảo áp lực bóng chèn thấp nhất chèn kín đường thở) và cố định ống MKQ vào cổ Người bệnh, băng vô trùng vết mổ.
Tai biến và xử trí
1. Trong khi mở khí quản
- Chảy máu: do đám rối tĩnh mạch giáp hoặc giáp. Nếu có chảy máu cần cầm máu bằng dao điện hoặc khâu mũi chỉ chữ X, băng ép. Trong trường hợp chảy máu nhiều cần dùng ống thông vô khuẩn hút để tìm điểm chảy máu và khâu cố định
- Ngừng tim: do tắc mạch, loạn nhịp tim, đặt sai vị trí ống MKQ gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất không phát hiện kịp thời.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: mở màng phổi hút dẫn lưu khí liên tục
- Rạch thủng thực quản, tổn thương thần kinh quặt ngược
- Đặt sai vị trí ống MKQ: đặt vào thực quản hoặc đặt ra ngoài khí quản. Xử trí biến chứng: nhanh chóng rút canul ra, bóp bóng ôxy 100%, đặt lại cannul hoặc ống nội khí quản.
2. Trong thời gian lưu ống
-Chảy máu, tràn khí dưới da, tuột ống, nhiễm khuẩn, tắc ống, ứ đọng đờm ở sâu.
-Trường hợp lưu ống MKQ lâu ngày có thể gây rối loạn chức năng nuốt.
-Rối loạn đóng mở thanh môn trong chu kỳ hô hấp trong trường hợp lưu ống NKQ lâu.
-Hẹp khí quản, rò khí quản - thực quản.
3. Sau khi rút ống
-Phù nề thanh quản và thanh môn. Rò khí ở lỗ mở khí quản.
-Vết mở khí quản lâu liền hoặc sẹo liền xấu. Khó thở do hẹp khí quản.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Văn Đính (2009): Mở khí quản. Trong: Hồi sức cấp cứu toàn tập. (Chủ biên: Vũ Văn Đính). Nhà xuất bản y học
2. Chen A. C, (2012): Percutanous Tracheostomy. In: The Washington manual of critical care. (Editors: Kollef M and Isakow W.), Lippincott Wiliams & Wilkins.
3. Hyzy R. C (2013): Overview of tracheostomy. Uptodate online last update: June 6, 2013, Available in: http://www.uptodate. Com.
4. Head J. M, (1961): Tracheostomy in the Management of Respiratory Problems. N Engl J Med 264: 587-591