Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC DỊCH - MÁU MÀNG TIM TRONG HỒI SỨC CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC DỊCH - MÁU MÀNG TIM TRONG HỒI SỨC CẤP CỨU

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

Tràn dịch màng tim là một bệnh lí khá thường gặp trên lâm sàng. Số lượng dịch màng ngoài tim gây ép tim thây đổi rất khác nhau. Chỉ cần 200 ml dịch màng ngoài tim xuất hiện nhanh trong vài phút đến vài giờ như sau chấn thương, máu màng ngoài tim có thể gây ép tim, nhưng nếu dịch màng ngoài tim xuất hiện từ từ trong vài ngày tới vài tuần thỡ số lượng dịch có thể tới 2000 ml mới gây ép tim. 

Chọc dịch màng ngoài tim là một thủ thuật rút dịch ở khoang màng ngoài tim, và nó có thể cứu sống Người bệnh bị ép tim cấp

Chỉ định điều trị

- Tràn dịch, máu màng tim có ép tim cấp

- Lấy dịch xét nghiệm chẩn đoán (ung thư, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…)

- Tràn dịch màng tim số lượng nhiều mặc dù chưa có triệu chứng lâm sàng điển hình vẫn có thể được chỉ định chọc dẫn lưu dịch màng tim

Chống chỉ định

- Tăng áp lực động mạch phổi nhiều

- Rối loạn đông máu hoặc chảy máu các cơ quan chưa được điều chỉnh. 

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Người thực hiện thực hiện thủ thuật do các bác sỹ chuyên khoa tim mạch hoặc hồi sức cấp cứu: 01

- Người phụ là bác sỹ chuyên khoa tim mạch hoặc hồi sức cấp cứu, bác sỹ cao học, nội trú: 01

- Người phụ dụng cụ: 01 Điều dưỡng đã được đào tạo

- Người thực hiện làm thủ thuật đội mũ, đeo khẩu khang, rửa tay

2. Phương tiện, dụng cụ

2.1. Vật tư tiêu hao

- Găng vô trùng: 05 đôi

- Găng khám: 06 đôi

- Kim lấy thuốc: 05 cái

- Kim luồn 16 G: 04 chiếc

- Lưỡi dao mổ: 01 cái

- Chỉ khâu không tiêu: 02 sợi

- Bơm tiêm 5 ml: 05 cái

- Bơm tiêm 10 ml: 05 cái

- Bơm tiêm 50 ml: 02 cái

- Dây truyền: 02 cái

- Gạc N2: 02 gói

- Lidocain 2% loại 2ml/ống: 04 ống 

- Iodine 10% lọ 60 ml: 0,5 lọ

- Fentanyl 0,1mg: 01 ống

- Mũ phẫu thuật: 04 cái

- Khẩu trang phẫu thuật: 04 cái

2.2. Dụng cụ cấp cứu

- Bộ dụng cụ cấp cứu hô hấp: bóng ambu, mask, ống nội khí quản

- Dụng cụ cấp cứu ngừng tuần hoàn

2.3. Các chi phí khác

- Panh có mấu, không mấu

- Hộp bông còn

- Săng lỗ vô trùng

- Áo mổ

- Chi phí khấu hao máy siêu âm (5000 ca/5 năm)

- Khay quả đậu inox nhỡ

3. Người bệnh

- Giải thích cho bệnh (nếu tỉnh) và gia đình về lợi ích và tai biến có thể xảy ra khi chọc dịch màng tim, ghi cam kết phẫu thuật

- Thở ô xy, thở máy và hút đờm hút hầu họng nếu đã đặt ống nội khí quản

- Do huyết áp, đo mạch đảo

- Mắc máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2. 

- Người bệnh nằm đầu cao 30 - 45 độ để dịch tập trung xuống dưới

4. Hồ sơ bệnh án

- Ghi chỉ định, có dán cam kết thủ thuật của Người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp

- Ghi chép đầy đủ thông tin cách tiến hành thủ thuật, diễn biến và biến chứng (nếu có). 

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện Kỹ thuật:

3.1. Bước 1: Sát khuẩn vùng mổ, trải xăng, gây tê tại chỗ. 

Xác định vị trí chọc. Vị trí chọc dưới mũi ức 0,5 - 1cm, lệch sang trái 0,5 cm đối với Người bệnh gầy và 1,5 cm đối với Người bệnh béo. 

3.2. Bước 2: Rạch da nhỏ tại vị trí chọc giúp đưa kim vào dễ hơn. 

3.3. Bước 3: chọc qua da: có 2 lựa chọn cho kim chọc dịch màng tim

- Kim luồn 16G với nòng bên trong hoặc kim lấy thuốc 18 gauge nối với bơm tiêm 20 ml (thích hợp hơn với Người bệnh tràn dịch màng tim có ngừng tim)

- Kim với nòng bên trong thì đưa kim chậm hơn và khi rút nòng trong ra có dịch chảy ra là đó vào tới dịch màng ngoài tim. Nòng bên trong kim có tác dụng tránh tắc kim. 

- Khi chọc với kim nối với bơm tiêm thì có thể đưa kim nhanh hơn, vừa đưa kim vào vừa hút, khi nào có dịch vào bơm tiêm là đó vào tới màng ngoài tim. Nhưng kim nối với bơm tiêm thích hợp hơn cho chọc dịch màng tim có ngừng tim. Kim với nòng bên trong có thể nối với bơm tiêm khi rút nòng trong ra. 

- Nếu chọc dịch màng tim với kim nối bơm tiêm, lấy 10 ml lidocain vào trong bơm tiêm, đuổi khí và nối với kim chọc. 

- Lidocain được sử dụng giúp Người bệnh dễ chịu hơn nhưng có thể bỏ qua trong trường hợp chọc dịch màng tim cấp cứu có ngừng tim. 

- Gây tê từng lớp, vừa đưa kim vùa hút cho đến khi vào tới khoang màng ngoài tim

- Nếu chọc dịch màng tim với kim có nòng bên trong, đưa kim đi từ từ và rút nòng bên trong ra 2 - 5 giây mỗi khi kim chọc vào sâu thêm 0,5 - 1 cm để kiểm tra có dịch chảy ra chưa. 

- Tay không thuận cầm kim và để đầu kim vào vị trí da đó rạch, tay còn lại cầm bơm tiêm hoặc nòng trong kim tựy vào phương pháp lựa chọn. 

- Đưa kim một góc 450 với mặt da và hướng lên vai trái (khớp cùng vai) 

- Đưa kim từ từ cho đến khi đầu kim đi qua xương sườn. 

3.4. Bước 4: Khi đi qua xương sườn, hạ kim 150 so với mặt da, đưa kim từ từ vào khoang màng ngoài tim. Khi kim vào tới màng ngoài tim sẽ thấy cảm giác “hẫng tay”, nhưng để chắc chắn đó chọc vào khoang màng ngoài tim khi thấy dịch chảy ra qua kim. 

- Để đặt dẫn lưu màng ngoài tim thì một nòng dẫn có thể đưa qua kim vào trong màng ngoài tim.

- Rút bỏ kim ra khỏi guidewire, nong đường vào băng nong 6 - 8 French. 

- Rút bỏ nong, đưa catheter dẫn lưu qua nòng dẫn vào trong màng ngoài tim. 

Rút bỏ nòng dẫn

- Nối đầu catheter với đầu ba chạc

- Khâu catheter vào da và phủ gạc vô khuẩn

3.5. Bước 5: Dẫn lưu dịch

- Có thể thay bơm tiêm 20 ml bằng 50 ml để hút dịch, cung lượng tim sẽ được cải thiện khi hút ra 50 ml. 

- Nối với hệ thống dẫn lưu, dẫn lưu dịch màng tim

- Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm: vi sinh vật, sinh hóa, tế bào…

Tai biến và xử trí

- Chọc thủng buồng tim, nhịp nhanh thất hoặc nhịp chậm, rách mạch máu cần phải phẫu thuật, chảy máu khoang màng ngoài tim, rách động mạch vành, phù phổi cấp, ngừng tim

- Tràn khí màng phổi cần phải đặt dẫn lưu khoang màng phổi

- Tắc dẫn lưu: Khi dẫn lưu lâu hơn, catheter có thể được giữ tránh tắc bằng 3 cách sau:

+ Hút dẫn lưu liên tục

+ Bơm rửa catheter mỗi 1 - 2 giờ. 

+ Bơm vào nòng catheter urokinase và mở catheter mỗi 2 - 4 giờ và mở trong 1 giờ. 

- Nhiễm khuẩn: bổ sung thêm thuốc kháng sinh

- Tổn thương các tạng trong ổ bụng: nếu chảy máu trong ổ bụng do tổn thương các tạng ngay lập tức mời phẫu thuật viên hội chẩn để mổ. 

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt và cs, (2003): Tràn dịch màng ngoài tim. Trong: Sách thực hành tim mạch (Chủ biên: Nguyễn Lân Việt). Nhà xuất bản Y học. 

2. Heffner A. C, (2013): Emergency pericardiocentesis. Uptodate online last updateSeptember 11, 2013. Available in: http://www.uptodate.com

3. Shaffer J, Isakow W, (2012): Pericardiocentesis. The manual of critical care. In: The Washington Manual of Critical Care (Editors: Kollef M. and Isakow W.), Lippincott Williams & Wilkins.