Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIM PHỔI NHÂN TẠO TRONG HỖ TRỢ TIM TẠI GIƯỜNG
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Kỹ thuật ôxy hóa máu ngoài phổi (Extracorporeal Membrane Ô xygenation; ECMO) hay tim phổi nhân tạo tại gường cho Người bệnh suy hô hắp nặng (ARDS) và suy tim nặng trơ không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có khả năng hồi phục.
Kỹ thuật hỗ trợ tim liên tục từ 07 đến 14 ngày bằng cách lấy máu ra khỏi hệ tĩnh mạch qua màng trao đổi khí (ô xy hóa máu và đào thải CO2) sau đó qua hệ thông bơm li tâm bơm máu trả lại hệ động mạch với áp lực bơm đủ lớn giúp duy trì huyết áp và cung cấp ôxy cho cơ thể.
Chỉ định điều trị
- Sốc tim nặng trơ không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường do các nguyên nhân có thể hồi phục được như:
+ Sốc tim do viêm cơ tim
+ Sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp
+ Sốc tim do ngộ độc các thuốc chống loạn nhịp đặt máy tạo nhịp không hiệu quả, các thuốc ức chế co bóp cơ tim.
- Sau ngừng tuần hoàn hoặc dùng để cai máy tim phổi nhân tạo trong phòng mổ sau phẫu thuật tim.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định trong các trường hợp sốc tim không thể hồ phục như sốc tim do; nhồi máu cơ tim có biến chứng thủng cơ tim, đứt giây chằng van tim gây sa van, phình tách động mạch
- Tuổi cao, béo phì, đột quỵ não, bệnh nền mạn tính với tiên lượng xấu
Chuẩn bị
1. Người bệnh
- Giải thích cho Người bệnh hoặc người nhà Người bệnh về lợi ích và nguy cơ của kỹ thuật
- Lắp hệ thống giây và màng trao đổi khí, làm đầy hệ thống bằng dịch có chứa heparin (2000UI/500 ml NaCl 0,9%) và loại bổ toàn bộ khí ra khỏi hệ thống.
2. Phương tiện, dụng cụ
2.1. Vật tư tiêu hao
Bộ dây quả máy tim phổi nhân tạo
Ống thông động mạch (cỡ từ 16,5 F trở lên)
Ống thông tĩnh mạch (cỡ từ 19 F trở lên)
Natri cloride 0,9% 1000 ml
Heparin (lọ 5 ml/25000 UI)
Găng vô trùng
Găng khám
Kim lấy thuốc
Bơm tiêm các loại 1 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 50 ml
Băng dính bản rộng
Băng chun cố định, cầm máu Iodine 10%
Mũ phẫu thuật, khẩu trang phẫu thuật
Ống thông mạch máu nuôi dưỡng chi dưới bên bộc lộ mạch máu
2.2. Dụng cụ cấp cứu: Bộ chống sốc phản vệ
2.3. Các chi phí khấu hao khác
Máy tim phổi nhân tạo, sensor đo dòng máu.
Kìm mang kim, bát kền to, khay quả đậu inox nhỡ, ống cắm panh inox, săng lỗ vô trùng, áo mổ, dung dịch Anois rửa tay nhanh, xà phòng rửa tay, cồn trắng 90o, panh có máu, panh không mấu, kéo thẳng nhọn, hộp bông cồn…
3. Chuẩn bị người thực hiện
Bao gồm 03 bác sỹ và 02 điều dưỡng được đào tạo về kỹ thuật tim phổi nhân tạo thời điểm bắt đầu kỹ thuật và sau đó 01 bác sỹ và 01 điều dưỡng cho 01 ca làm việc.
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi chỉ định kỹ thuật
- Cam kết của Người bệnh và gia đình Người bệnh đồng ý tham gia kỹ thuật
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật.
2. Kiểm tra lại người bệnh: các chức năng sống xem có thể tiến hành thủ thuật được không.
4. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Bước 1: đường vào mạch máu
- Đường ra: Đặt catheter tĩnh mạch đùi cỡ 18-21F sao cho đầu catheter ở vị trí tĩnh mạch chủ dưới ngay phía dưới nhĩ phải
- Đường vào: Đặt catheter động mạch đùi có thể cùng bên hoặc khác bên tĩnh mạch sao cho đầu catheter vị trí động mạch chậu, cần chú ý nuôi dưỡng chi dưới cũng bên đặt catheter động mạch (làm thêm đường nuôi dưỡng bắt nguồn từ đường vào.
Lưu ý: catheter có thể được đặt theo phương pháp guidewise hoặc bộc lộ tĩnh, động mạch và catheter phải được tráng qua dung dịch có heparin trước khi đặt vào người bệnh. Sau khi đặt được catheter đầu tiên cần dùng heparin đường tĩnh mạch liều
3.2. Bước 2: Kết nối hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể với catheter
3.3. Điều chỉnh các thông số
3.3.1. Điều chỉnh tốc độ máu
- Tốc độ máu được điều chỉnh nhằm mục đích đạt được ôxy hóa máu một cách tối đa và duy trì được sự ổn định của huyết động.
- Thông thường tốc độ máu ban đầu khoảng 50 ml/kg/phút, và có thể dao động trong khoảng 50 - 100 ml/kg/phút.
3.3.2. Điều chỉnh lượng ô xy
Trong giai đoạn đầu, sử dụng ôxy 100%, sau đó tỉ lệ ôxy sẽ được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng và khí máu của người bệnh. Chú ý cần duy trì hemoglobin duy trì ở mức > 10 g/l.
3.3.3. Chống đông: Truyền Heparin liên tục trong quá trình thực hiện ECMO, điều chỉnh heparin nhằm duy trì thông số ACT từ 160 - 200 giây, với Người bệnh có nguy cơ chảy máu duy trì ACT từ 170-190 giây.
3.3.4. Đặt thông số máy thở:
Thông số máy thở được cài đặt kiểu thể tích hoặc áp lực được nhằm giúp phổi nghỉ ngơi và tránh tối đa tổn thương thêm cho phổi hoặc ngộ độc ô xy: áp lực cao nguyên (Pplateau) duy trì dưới 30cm H2O và FiO2 ≤ 0.5
3.4. Bước 3: Kết thúc
- Khi chức năng tim hồi phục, tiến hành thử nghiệm giảm dần hỗ trợ của ECMO cho người bệnh.
- Giữ nguyên tốc độ máu, giảm dần nồng độ ôxy máy ECMO cho đến mức 20% và theo dõi NGƯỜI BỆNH trong vài giờ, nếu huyết áp ổn định và khí máu tốt, dừng kỹ thuật.
- Lưu ý: sau khi dừng bơm, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể không được dồn trực tiếp trả cho Người bệnh thông qua catheter mà phải dồn vào túi chứa máu sau đó truyền lại cho Người bệnh lượng máu này theo đường tĩnh mạch thông thường.
Tai biến và xử trí
1. Chảy máu
- Biến chứng chảy máu do dùng chống đông heparin liên tục và do giảm tiểu cầu
- Đề phòng: theo dõi và duy trì chỉ số ACT trong khoảng 170-190 giây ở các Người bệnh có nguy cơ chảy máu cao, số lượng tiểu cầu trên 100.000/mm3.
2. Tắc mạch phổi
- Tắc mạch phổi có thể xảy ra do cục máu đông tạo ra trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể đi vào cơ thể và gây ra tắc mạch phổi.
- Đề phòng: sử dụng chống đông bằng heparin liên tục và duy trì chỉ số ACT trong khoảng 210 - 230 giây. Quan sát biểu hiện của sự hình thành cục máu đông tại hê thống tuần hoàn ngoài cơ thể: bao gồm thường quy quan sát các điểm nối, theo dõi áp lực xuyên màng (của màng ôxy hóa).
3. Biến chứng liên quan đến catheter
- Chảy máu
- Nhiễm trùng.
Tài liệu tham khảo
1. Schuerer DJ, Kolovos NS, Boyd KV, Coopersmith CM. Extracorporeal mem-braneô xygenation: current clinicalpractice, coding, and reimbursement. Chest 2008; 134: 179-184
2.combes A, Leprince P, Luyt CE, Bonnet N, Trouillet JL, Léger P, Pavie A, Chastre J., Outcomes and long-term quality-of-life of patients supported by extracorporeal membrane ô xygenation for refractory cardiogenic shock, Crit Care Med.2008 May; 36(5): 1404-11. doi: 10.1097/CCM.0b013e31816f7cf7
3. Francesco Formicaa, *, Fabrizio Cortia, Leonello Avallib and Giovanni Paolinia, ECMO support for the treatment of cardiogenic shock due to left ventricular free wall rupture, Interact CardioVasc Thorac Surg (2005) 4 (1): 30-32. doi: 10.1510/icvts.2004.096883