Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CATHETER ĐỘNG MẠCH Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
1. Định nghĩa: Catheter động mạch là đưa ống thông vào trong lòng động mạch và nối với bộ phận nhận cảm áp lực, áp lực động mạch sẽ được theo dõi liên tục trên máy theo dõi.
2. Mục đích: Catheter động mạch là phương tiện quan trọng cần thiết trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. Chính vì vậy mà chăm sóc catheter hàng ngày làm nhiệm vụ cơ bản của điều dưỡng duy trì sự lưu thông của catheter.
Chỉ định điều trị
Người bệnh có catheter động mạch.
Chống chỉ định
Không có
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
01 Điều dưỡng được đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
2. Phương tiện, dụng cụ và thuốc
2.1. Vật tư tiêu hao
- Găng sạch: 01 đôi.
- Găng vô khuẩn: 01 đôi.
- Khay quả đậu vô khuẩn
- Bát kền
- Kẹp phẫu tích
- Panh vô khuẩn
- Kéo vô khuẩn
- Gạc củ ấu vô khuẩn
- Gạc miếng vô khuẩn
- Kéo
- Ống cắm panh
- Băng Urgo Crepe
- Băng 3M
- Băng dính
- Natriclorua 0,9% chai 250 ml
- Bơm tiêm 5 ml: 01 cái
- Bơm tiêm 10 ml: 01 cái.
- Kim lấy thuốc: 01 cái.
- Đầu nắp ba chạc: 01 cái.
- Túi nilon
- povidin 10%
- Heparin 25000 UI
- Cồn 70 độ
- Săng
- Mũ: 01 cái
- Khẩu trang: 01 cái.
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Xà phòng diệt khuẩn
- Dung dịch khử khuẩn sơ bộ.
- Máy theo dõi
- Cáp điện tim
- Cáp đo SpO2
- Cáp đo huyết áp liên tục
- Bao đo huyết áp
3. Người bệnh
-Thông báo giải thích động viên cho Người bệnh hoặc gia đình Người bệnh về việc sắp làm.
-Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp bộc lộ vùng catheter ĐM.
4. Hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc
Các bước tiến hành
1. Điều dưỡng mở bộ dụng cụ, rót dung dịch nước muối 0,9%, betadine(povidine) vào bát, đi găng tay, đặt túi nilon ở vị trí thích hợp.
2. Bóc băng dính, tháo bỏ băng cũ bộc lộ vùng catheter quan sát đánh giá chân catheter, vị trí catheter ở mức bao nhiêu đúng với mức cũ không. Các nốt chỉ khâu có tấy đỏ không có dịch hoặc có máu bám ở quanh chân catheter không, có chảy máu ra không. chỉ có bị tuột không. Nếu chân catheter có mủ, sưng tấy, đỏ, báo Bác sỹ để rút catheter.
3. Kiểm tra catheter có thông không?
4. Tháo găng cũ, sát khuẩn tay nhanh thay găng vô khuẩn.
5. Dùng kẹp gắp gạc củ ẩu tẩm nước muối vệ sinh sạch chân và thân catheter từ trong ra ngoài rộng ra xung quanh đường kính > 5 cm.
6. Dùng kẹp gắp gạc tẩm betadine (povidine) sát khuẩn chân catheter từ trong ra ngoài rộng ra xung quanh đường kính > 5 cm, sát khuẩn chân chỉ và thân catheter.
7. Đắp gạc (đắp gạc tẩm betadine) phủ lên chân một phần thân catheter rồi băng băng optiskin flim hoặc băng dính 3M lên chân và một phần thân catheter.
8. Dùng gạc tẩm cồn 70o vệ sinh sạch phần thân phía ngoài catheter và các điểm, nút khớp nối ba chạc và dây truyền. bỏ ba chạc và dây nối thừa hoặc không dung ra, thay ba chạc mới, dây truyền mới (nếu cần).
9. Tháo găng tay sát khuẩn tay. Thay săng mới đậy kín catheter và toàn bộ các đầu nối ba chạc.
10. Để Người bệnh về tư thế thoải mái.
11. Thu dọn dụng cụ, kiểm tra M, HA của người bệnh.
12. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước.
13. Ghi phiếu theo dõi (tình trạng chân catheter, ngày đặt).
Tai biến và xử trí
- Tụt hoặc đứt catheter
- Tắc catheter
- Chảy máy chân catheter
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo; (2006); Kỹ thuật tiên bắp tiêm tĩnh mạch; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 163-17.
2. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Intravenous Therapy; Fundamentals of Nursing, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 604-639.
3. Paul Fullbrook; Doug Elliott; Leanne Aitken; Wendy Chaboyer; (2007); Essential nursing care of the critically ill patient; Critical Care Nursing; Mosby Elsevier; pp 187-214.