Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT TẠO NHỊP TẠM THỜI NGOÀI DA

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TẠO NHỊP TẠM THỜI NGOÀI DA

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

Tạo nhịp tim tạm thời ngoài da là bi ện pháp dùng dòng điện từ bên ngoài để kích thích cơ tim hoạt động trong trường hợp có rối loạn trong việc tạo xung điện ở tim hoặc rối loạn dẫn truyền dẫn đến nhịp chậm có triệu chứng. Giữ cho tim đập với tần số trong giới hạn bình thường. 

Chỉ định điều trị

1. Nhịp chậm xoang (tần số < 50 phút) với các triệu chứng hạ huyết áp (huyết áp tâm thu dưới 80 mmHg) không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. 

2. Hội chứng nút xoang bệnh lý

3. Block nhĩ thất Mobitz II

4. Block nhĩ thất độ III

5. Block nhánh 2 bên (Block nhánh xen kẽ, Block phân nhánh trái trước hoặc phân nhánh trái sau). 

6. Block nhánh trái mới mắc, Block nhánh trái đồng thời có Block phân nhánh trái trước, Block nhánh phải đồng thời Block nhánh trái sau. 

7. Block nhánh trái hoặc nhánh phải đồng thời đi kèm Block nhĩ thất độ II

8. Dự phòng trong khi can thiệp thông tim tâm thất phải, đặc biệt khi có một block nhánh trái, và dự phòng ở những Người bệnh nhịp chậm có hồi phục. 

9. Điều trị dự phòng cho Người bệnh có nguy cơ cao bị nhịp chậm có triệu chứng cũng như Người bệnh nhịp chậm không có triệu chứng nhưng điều trị nội khoa có thể làm xấu đi tình trạng nhịp chậm hoặc cho Người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có một bất thường dẫn truyền có thể gây nhịp chậm nghiêm trọng. 

10. Tạo nhịp vượt tần số để điều trị loạn nhịp nhanh bền vững. 

Chuẩn bị

1. Dụng cụ

- Điện cực: 3 chiếc. 

- Máy tạo nhịp ngoài da: kiểm tra bộ trữ điện, các phím chức năng. 

- Dây dẫn

- Gel

- Dao cạo

- Hộp dụng cụ cấp cứu

2. Người bệnh. 

- Giải thích Người bệnh và gia đình Người bệnh quy trình

- Nằm tư thế đầu thấp

- Vệ sinh và loại bỏ lông trên ngực

- Thuốc giảm đau

Các bước tiến hành

- Dùng dao cạo loại bỏ lông ngực đảm bảo sự tiếp xúc tốt giữa điện cực và da ngực người bệnh. 

- Đặt các điện cực vào vị trí: Màu đỏ ở vai phải, màu vàng ở vai trái, màu xanh lá cây ở mỏm tim (khoang liên sườn V đường giữa đòn trái). 

- Kết nối bộ dây dẫn vào các điện cực và máy tạo nhịp. 

- Cài đặt máy tạo nhịp:

+Tần số: khoảng 80 nhịp/phút. 

+Cường độ dòng điện: Lúc đầu đưa cường độ dòng điện về mức 0. Sau đó tăng mỗi 10mA cho đến khi bắt được thất. Ở Người bệnh hôn mê có thể cài đặt cường độ dòng điện ban đầu ở mức 200mA. 

+Cài đặt chế độ: Đồng bộ hoặc không đồng bộ tùy theo đáp ứng của mỗi người bệnh. 

+Xác nhận bắt được thất dựa vào điện tâm đồ có sự hiện diện của phức bộ QRS đi ngay sau Spike máy tạo nhịp. Về lâm sàng, bắt được mạch cảnh tương ứng với mỗi sóng QRS. Ở Người bệnh hA thấp, siêu âm tim xác nhận sự co cơ tim. 

Tai biến và xử trí

1. Các biến chứng liên quan đến sự dẫn truyền. 

- Kém nhạy cảm do cường độ dòng điện quá thấp: điều chỉnh cường độ dòng điện

- Không dẫn truyền do hỏng bộ dây dẫn hoặc do điện cực: thay dây và điện cực

- Nhịp nhanh thất do máy tạo nhịp: thuốc và sốc điện nếu cần

2. Các biến chứng khác. 

- Đau do cường độ dòng điện kích thích cơ và xương thành ngực: sử dụng giảm đau

- Ho và nấc do khích thích cơ ngực và cơ hoành: điều chỉnh vị trí điện cực và cường độ kích thích. 

Tài liệu tham khảo

1. Zoll PM, Linenthal AJ, Norman LR. Treatment of Stokes-Adams disease by external electric stimulation of the heart. Circulation. Apr 1954; 9(4): 482-93. 

2. Guideline Field JM, Hazinski MF, Sayre MR, Chameides L, Schexnayder SM, Hemphill R, et al. Part 1: executive summary: 2010 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circulation. Nov 2 2010; 122(18 Suppl 3): S640-56. 

3. Fisher JD, Kim SG, Matos JA, Ostrow E.comparative effectiveness of pacing techniques for termination of well-tolerated sustained ventricular tachycardia. Pacing Clin Electrophysiol. Sep 1983; 6(5 Pt 1): 915-22.