Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT LỌC MÁU CẤP CỨU Ở NGƯỜI BỆNH CÓ MỞ THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH (FAV)
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Trong lọc máu ngắt quãng, máu từ cơ thể được lấy ra đi qua màng lọc thận nhân tạo, màng lọc này có tính chất bán thấm, tại đây quá trình tiếp xúc, trao đổi các chất giữa máu và dịch lọc theo hai cơ chế khuếch tán và siêu lọc. Sau khi qua màng lọc, máu đã được làm sạch sẽ được đưa trở lại cơ thể (hình 1).
Hình 1: Sơ đồ mô tả quá trình lọc máu ngắt quãng qua quả lọc.
Chỉ định điều trị
Các Người bệnh có chỉ định lọc máu cấp cứu:
- Quá tải thể tích không đáp ứng với điều trị.
- Tăng Kali máu (Kali máu > 6.5 meq/L) hoặc tốc độ tăng kali máu nhanh.
- Hội chứng ure máu cao như viêm màng ngoài tim, bệnh lý não hoặc các biểu hiện rối loạn tâm thần không lý giải được ở Người bệnh suy thận.
- Toan chuyển hóa nặng (pH máu < 7.1).
- Ngộ độc rượu hoặc ngộ độc thuốc.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối, cần cân nhắc trong các trường hợp:
- Huyết động không ổn định, suy hô hấp nặng, tình trạng suy tạng tiến triển nặng, rối loạn đông máu nặng.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: bác sỹ, điều dưỡng.
2. Phương tiện:
- Máy thận nhân tạo.
- Hệ thống nước cho máy thận nhân tạo.
- Màng lọc và dây lọc máu.
- Dịch thẩm tách cho thận nhân tạo, hay còn gọi là dịch lọc (dialysat solution).
- Chống đông: Heparin, heparin trọng lượng phân tử thấp.
- Kim lọc máu (tiếp cận vào FAV).
- Bộ dụng cụ sát khuẩn (găng tay vô khuẩn, săng vô khuẩn, betadin).
3. Người bệnh
- Giải thích cho Người bệnh về kỹ thuật.
- Giải thích những nguy cơ và những biện pháp điều tị thay thế.
- Trả lời các câu hỏi của Người bệnh.
- Viết giấy cam đoan thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người bệnh và kí cam kết
đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
Các bước tiến hành
Thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể:
- Bước l: lắp màng lọc và dây vào máy thận nhân tạo
- Bước 2: đuổi khí: thường dùng dung dịch natriclorua 9% có pha heparin
- Bước 3: kiểm tra hoạt động và an toàn của vòng tuần hoàn ngoài cơ thể
- Bước 4: nối đường động mạch với hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, khi máu đến bầu tĩnh mạch thì ngừng bơm, bơm heparin liều bolus, sau đó nối hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể với đường tĩnh mạch. Với Người bệnh có huyết động không ổn định thì có thể nối đường động mạch và tĩnh mạch với hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể tại cùng một thời điểm để tránh tình trạng giảm thể tích tuần hoàn trong lòng mạch.
- Bước 5: Cài đặt thông số máy phải dựa vào tình trạng Người bệnh
- Với 1 - 2 lần lọc đầu tiên, để đề phòng hội chứng mất cân bằng cần duy trì tốc độ máu thấp (150 ml/phút), thời gian tiến hành 2 - 3 giờ/lần lọc đầu hoặc lần lọc thứ 2
- Tốc độ dịch lọc: 500 ml/ph
- Siêu lọc: tùy thuộc tình trạng Người bệnh (tối đa 4000 ml trong một lần lọc)
- Chống đông màng: phụ thuộc vào tình trạng đông máu của người bệnh, nằm ở nhóm nguy cơ chảy máu cao, trung bình hay không có nguy cơ (theo phác đồ chống đông)
Tai biến và xử trí
Tụt huyết áp | Đau ngực |
Chuột rút | Đau lưng |
Buồn nôn, nôn | Ngứa |
Đau đầu | Sốt, ớn lạnh |
Tài liệu tham khảo
1. Acute hemodialysis prescription. Phillip Ramos, MD, MSCI Uptodate 2013
2. Acute complications during hemodialysis. Jean L Holley, MD, FACP Uptodate 2013
3. Daugirdas, JT, Blake, et al. Handbook of dialysis, 4th ed, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia 2007.