Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU NÃO THẤT RA NGOÀI
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Các khoa Cấp cứu phải tiếp nhận và điều trị hàng loạt các người bệnh cấp cứu thần kinh bao gồm các bệnh lý nội ngoại khoa như: xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, nhồi máu não, chấn thương sọ não... Việc kiểm soát áp lực nội sọ (ALNS) có ý nghĩa sống còn và phải xử trí sớm song song với việc xử trí nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ.
Dẫn lưu não thất: đặt một catheter vào não thất để theo dõi áp lực được coi là tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu ALNS đồng thời là phương pháp cho phép làm giảm ALNS thông qua việc dẫn lưu dịch não tủy ra ngoài.
Chỉ định điều trị
- Giãn não thất cấp: giảm áp lực nội sọ, theo dõi áp lực nội sọ
- Bơm thuốc trực tiếp vào não thất (kháng sinh, thuốc tiêu sợi huyết)
Chống chỉ định
- Rối loạn đông máu (chống chỉ định tương đối)
- Khối dị dạng (túi phình hoặc dị dạng động tĩnh mạch) nằm trên đường đi của catheter
Chuẩn bị
1. Chuẩn bị
1.1. Dụng cụ
- Phòng mổ vô trùng (hoặc phòng thủ thuật vô trùng)
- Đường truyền, bơm tiêm điện (để gây mê)
- Máy thở
- Khoan tay
- Dao điện
- Bipolar (nếu có)
- Kê đầu
- Bộ dụng cụ dẫn lưu não thất (có sẵn mũi khoan)
- Săng vô khuẩn
- Gạc
- Áo mổ, găng tay khẩu trang, mũ
- Sonde hút
- Kim chỉ khâu
- Sát khuẩn betadin
1.2. Người bệnh
- Giải thích cho gia đình Người bệnh
- Cạo tóc, bộc lộ vùng đặt dẫn lưu
- Đã đặt nội khí quản
2. Các bước tiến hành
Kê đầu cố định Người bệnh, đặt người bệnh nằm đầu thẳng
Xác định các mốc giải phẫu
Trải săng vô khuẩn
Gây mê nội khí quản bằng Propofol
Rạch da vùng sọ, cầm máu da đầu
Tiến hành khoan sọ bằng khoan tay đến khi tới màng cứng
Cầm máu màng cứng bằng bipolar
Rạch màng cứng bằng dao điện
Tiến hành đặt dẫn lưu vào sừng trán trước bên phải của não thất, (có thể đặt vào bên trái tùy theo tình trạng máu trong não thất và bên bán cầu ưu thế hay không), độ sâu khoảng 5 - 6 cm
Kiểm tra chắc chắn có dịch não tủy chảy ra
Làm đường hầm dưới da đầu khoảng 5 cm
Khâu chân dẫn lưu cố định vào da đầu và khâu chỉ chờ cố định catheter, lưu ý tránh khâu vào catheter hoặc buộc quá chặt làm tắc catheter
Khâu da đầu chỗ vết rạch
Nối với hệ thống dẫn lưu kín (bộ có sẵn)
Các bước tiến hành
1. Chuẩn bị
1.1. Dụng cụ
- Phòng mổ vô trùng (hoặc phòng thủ thuật vô trùng)
- Đường truyền, bơm tiêm điện (để gây mê)
- Máy thở
- Khoan tay
- Dao điện
- Bipolar (nếu có)
- Kê đầu
- Bộ dụng cụ dẫn lưu não thất (có sẵn mũi khoan)
- Săng vô khuẩn
- Gạc
- Áo mổ, găng tay khẩu trang, mũ
- Sonde hút
- Kim chỉ khâu
- Sát khuẩn betadin
1.2. Người bệnh
- Giải thích cho gia đình Người bệnh
- Cạo tóc, bộc lộ vùng đặt dẫn lưu
- Đã đặt nội khí quản
2. Các bước tiến hành
Kê đầu cố định Người bệnh, đặt người bệnh nằm đầu thẳng
Xác định các mốc giải phẫu
Trải săng vô khuẩn
Gây mê nội khí quản bằng Propofol
Rạch da vùng sọ, cầm máu da đầu
Tiến hành khoan sọ bằng khoan tay đến khi tới màng cứng
Cầm máu màng cứng bằng bipolar
Rạch màng cứng bằng dao điện
Tiến hành đặt dẫn lưu vào sừng trán trước bên phải của não thất, (có thể đặt vào bên trái tùy theo tình trạng máu trong não thất và bên bán cầu ưu thế hay không), độ sâu khoảng 5 - 6 cm
Kiểm tra chắc chắn có dịch não tủy chảy ra
Làm đường hầm dưới da đầu khoảng 5 cm
Khâu chân dẫn lưu cố định vào da đầu và khâu chỉ chờ cố định catheter, lưu ý tránh khâu vào catheter hoặc buộc quá chặt làm tắc catheter
Khâu da đầu chỗ vết rạch
Nối với hệ thống dẫn lưu kín (bộ có sẵn)
Tai biến và xử trí
- Chảy máu là biến chứng nguy hiểm nhất, đặt nhẹ nhàng tránh chọc nhiều lần làm tổn thương nhu mô não và tăng nguy cơ chảy máu
- Đặt không vào não thất, không có dịch não tủy chảy ra
- Biến chứng muộn: nhiễm khuẩn, tuột catheter
Tài liệu tham khảo
1. Arabi, Y., Memish, Z., Balkhy, H., Francis, C., Ferayan, A., Shimemeri, A., et al. (2005). Ventriculostomy-associated infections: Incidence and risk factors. American Journal of Infection Control, 33, 137-43
2. Brawanski, A. (2006). Relationship of rebleeding and external ventricular drainage in patients with subarachnoid hemorrhage of aneurysmal origin. Neurosurgery Review, 29, 19-20
3. Kakarla UK, Kim LJ, Chang SW, Theodore N, Spetzler RF (2008). “Safety and accuracy of bedside external ventricular drain placement. “. Neurosurgery 63 (1 Suppl 1): ONS162-6; discussion ONS166-7.
4. Greenberg, M. (2006). Handbook of Neurosurgery (6th ed.). New York: Thieme