Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DẪN LƯU DỊCH Ổ BỤNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Dẫn lưu ổ bụng qua da là kỹ thuật thuận tiện dưới hướng dẫn của CT hay siêu âm là phương pháp ít xâm lấn có thể thực hiện tại giường, có hiệu quả dẫn lưu được các ổ dịch chứa các chất gây viêm, các chất gây độc tế bào, giảm thể tích dịch trong ổ bụng, làm giảm ALOB từ đó làm cải thiện chức năng tạng, việc dẫn lưu các ổ dịch viêm hoại tử tránh được hiện tượng hoại tử lan tràn sau phẫu thuật, hạn chế nhiễm trùng.
Đây là kỹ thuật đã làm hạn chế phải can thiệp phẫu thuật giảm áp trong điều trị VTC nặng.
Chỉ định điều trị
- Chỉ định: khi có dịch tự do hoặc khu trú trên siêu âm hoặc CT ổ bụng mà vị trí có thể tiến hành dẫn lưu qua da (ổ dịch tiếp xúc trực tiếp với thành bụng, có thể đưa kim vào ổ dịch
Chống chỉ định
(tương đối)
- Rối loạn đông máu (tiểu cầu < 50 G/l, INR > 1.5) chưa được điều chỉnh.
- Người bệnh và/hoặc người đại diện hợp pháp của Người bệnh từ chối
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Thủ thuật viên: 01 Người thực hiện thực hiện thủ thuật là bác sĩ chuyên khoa đã được đào tạo và một bác sĩ khác (chuyên khoa, nội trú hoặc cao học… đã được đào tạo) phụ giúp.
- Người phụ dụng cụ: 01 điều dưỡng đã được đào tạo
- Người thực hiện: rửa tay, mặc áo như làm thủ thuật vô khuẩn
Phương tiện, dụng cụ
2.1. Vật tư tiêu hao
- Catheter 2 nòng 12F hoặc catheter cong (pigtail) 01cái
- Găng vô trùng: 05 đôi
- Găng khám: 10 đôi
- Kim lấy thuốc: 05 Cái
- Kim luồn 16 G: 02 cái
- Lưỡi dao mổ: 01 cái
- Bơm tiêm 5 ml: 05 Cái
- Bơm tiêm 10 ml: 05 Cái
- Bơm tiêm 20 ml: 05 Cái
- Bơm tiêm 50 ml: 02 Cái
- Dây truyền: 02 cái
- Gạc N2: 05 Gói
- Iodine 10%: 01Lọ
- Thuốc giảm đau fentanyl 0,1mg: 01Lọ
- Mũ phẫu thuật: 04 Cái
- Khẩu trang phẫu thuật: 04 Cái
2.2. Dụng cụ cấp cứu
- Hộp chống sốc
- Bóng ambu
2.3. Các chi phí khác
- Panh có mấu, không mấu
- Hộp bông còn
- Bát kền to
- Khay quả đậu inox nhỡ
- Ống cắm panh inox
- Săng lỗ vô trùng
- Áo mổ
- Dung dịch Anois rửa tay nhanh
- Xà phòng rửa tay
- Cồn trắng 90o
- Máy siêu âm
- Ống để bệnh phẩm xét nghiệm
3. Người bệnh
- Giải thích cho Người bệnh (nếu tỉnh) hoặc người nhà Người bệnh lợi ích và nguy cơ của thủ thuật, cho Người bệnh hoặc người nhà Người bệnh kí cam kết thủ thuật
- Kiểm tra lại các chống chỉ định
- Người bệnh nên được nằm ngửa, đầu cao hơn chân.
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi chỉ định, có dán cam kết thủ thuật của Người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp
- Ghi chép đầy đủ thông tin cách tiến hành thủ thuật, diễn biến và biến chứng (nếu có).
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật
2. Kiểm tra lại người bệnh: các chức năng sống xem có thể tiến hành thủ thuật được không.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Chuẩn bị máy siêu âm: để bên đối diên với vị trí chọc và Người thực hiện, được bật sẵn. Siêu âm xác định lại vị trí dịch ổ bụng cần dẫn lưu
-Sát khuẩn vị trí chọc với dung dịch sát khuẩn Betadine 10%, trải ga vô khuẩn.
-Dùng găng tay vô khuẩn, săng hoặc 01 túi nilon vô khuẩn chuyên dụng để bọc đầu dò máy siêu âm đảm bảo vô trùng.
3.2. Bước 1: Sử dụng kim 22 hoặc 25 gauge, gây tê tại chỗ với lidocain 1%. Gây tê từ nông đến sâu. Vừa gây tê vừa hút trong suốt quá trình gây tê, gây tê từ từ từng lợp một.
3.3. Bước 2: Tay trái Người thực hiện làm thủ thuật siêu âm lại để xác định chính xác vị trí sau đó chuyển người phụ giữ cố định đầu dò máy siêu âm. Tay phải cầm kim dẫn lưu chọc dưới hướng dẫn đầu dò siêu âm, đưa kim vuông góc với thành bụng. Quan sát vị trí đầu kim trên màn hình máy siêu âm. Vừa đưa kim vào vừa hút chân không trong tay cho đến khi thấy đầu kim qua thành bụng, lớp phúc mạc và hút ra dịch.
3.4. Bước 3: Người phụ cầm giữ nguyên đầu dò máy siêu âm. Người thực hiện làm thủ thuật đưa chuyển kim từ tay phải sang tay trái. Tay phải cầm dây dẫn của catheter luồn vào kim theo phương pháp Seldinger, đến khi thấy dây dẫn trong ổ bụng qua màn hình siêu âm thì rút kim ra và giữ nguyên dây dẫn.
3.5. Bước 4: dùng lưỡi dao rạch da ở vị trí chọc. Nhẹ nhàng đưa dụng cụ nong thành bụng qua dây dẫn, rút nong ra và luồn catheter đến khi thấy dịch chảy ra thì rút dây dẫn.
3.6. Bước 5: lấy dịch làm xét nghiệm (vi sinh vật, tế bào, sinh hóa), nối catheter với hệ thống dẫn lưu áp lực âm và khâu cố định.
Tai biến và xử trí
1. Tai biến và biến chứng
- Chảy máu: do chọc vào động mạch từ thành bụng, rối loạn đông máu
- Chọc vào ruột
- Tắc dẫn lưu
- Nhiễm trùng
- Rò dịch ổ bụng.
2. Chăm sóc và theo dõi
Thay băng, chăm sóc chân dẫn lưu hằng ngày
Khi số lượng dịch dưới 30 ml/ngày thì rút dẫn lưu
Đo áp lực ổ bụng trước và sau chọc dẫn lưu trong trường hợp viêm tụy cấp nặng
3. Xử trí các biến chứng
- Các biến chứng chính của chọc DLOB là chảy máu và tổn thương các cơ quan xung quanh. Chảy máu thường ít gặp và có thể do bản thân viêm tụy hơn là do thủ thuật dẫn lưu.
- Ở một số ít trường hợp chảy máu cấp tính sau thủ thuật cần chụp CT ổ bụng đánh giá sự tiến triển của chảy máu, sự tạo thành các giả phình mạch hoặc tình trạng chảy máu đang tiếp diễn để can thiệp.
- Tình trạng rò vào ruột lân cận hầu như do bản thân viêm tụy hơn là do thủ thuật dẫn lưu. Đối với các tổn thương ruột do catheter xuyên qua thường tự liền mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Hải. (2010): Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu ổ bụng kết hợp với lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng tại khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường Đại Học Y Hà Nội
2. Runyon B. A (2013). Diagnostic and therapeutic abdominal paracentesis. UpToDate online 18.3 last updated: July 19, 2013, Available in: http://www.uptodate.com.
3. Witt Ch. A. (2012): Paracentesis. In: The Washington Manual of Critical Care (Editor: Kollef M. H, Bedient T. J, Isakow W, Witt C. A), Lippincott Williams & Wilkins.
4. Bard C, Lafortune M, Breton G, (1986) Ascites: ultrasound guidance or blind paracentesis?CMAJ.1986 August 1; 135(3): 209 - 210.