Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

- Đưa ống thông dạ dày qua mũi hoặc miệng vào dạ dày để truyền hoặc bơm thức ăn cho Người bệnh. 

Chỉ định điều trị

- Người bệnh nặng không thể tự nhai nuốt được. 

- Người bệnh có đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. 

- Người bệnh ăn bằng miệng có nguy cơ suy hô hấp, ngạt. 

- Trước, sau một số phẫu thuật đường tiêu hóa. 

Chống chỉ định

- Khối u thực quản hoặc tâm vị gây tắc thức quản. 

- Đang loét cấp tiến triển thực quản do các chất ăn mòn hoặc vết thương thủng, áp xe thực quản, dò thực quản khí quản hoặc dò vào trung thất. 

- Dị vật thực quản chưa kiểm soát được

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: bác sỹ CK I, điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu

2. Người bệnh

2.1. Vật tư tiêu hao

- Ống thông dạ dày kích cỡ phù hợp: 01 cái

- Dầu Parafin

- Găng sạch: 01 đôi

- Găng vô khuẩn: 01 đôi

- Gạc vô khuẩn

- Bơm tiêm 50 ml: 01 cái

- Chậu đựng chất nôn

- Ống nghe

- Panh

- Kéo

- Ống cắm panh

- Giấy thử pH (nếu cần)

- Băng giấy

- Băng dính

- Natrichlorua 0,9% chai 250 ml

- Tăm bông

- Mũ: 01 cái

- Khẩu trang: 01 cái

- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

- Xà phòng rửa tay diệt khuẩn

- Dung dịch khử khuẩn sơ bộ

- Máy theo dõi

- Cáp điện tim

- Cáp đo SpO2

- Cáp đo huyết áp liên tục

- Bao đo huyết áp

2.2. Dụng cụ cấp cứu: Bóng Ambu, mặt nạ bóp bóng. 

3. Người bệnh

- Giải thích cho Người bệnh hoặc gia đình Người bệnh biết về việc sắp làm. 

- Đặt Người bệnh tư thế Fowler hoặc nghiêng trái.

4. Hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc

Các bước tiến hành

1. Ước lượng chiều dài của ống thông

- Đo chiều dài ống thông từ đầu mũi tới dái tai đến mũi ức hoặc từ khóe miệng đến dái tai và đánh dấu. 

- Mục đích: xác định chiều dài đoạn ống được đưa vào dạ dày. 

2. Kiểm tra lỗ mũi

- Bịt một bên lỗ mũi, kiểm tra bằng thở qua mũi. 

- Chọn bên lỗ mũi khí lưu thông tốt. 

- Mục đích: giúp đặt dễ dàng hơn và Người bệnh dung nạp với ống tốt hơn. 

3. Tiến hành

- Rửa tay. 

- Đeo găng tay vô trùng. 

- Nhúng đầu ống thông dạ dày khoảng 6 - 10 cm vào dung dịch bôi trơn. 

- Đưa ống thông vào bên lỗ mũi đã lựa chọn. 

- Hướng phần cong của ống xuống dưới, đưa ống vào dọc theo nền mũi. 

- Ống thông vào tới thành sau mũi hầu, gập cổ người bệnh về phía trước. 

- Đề nghị Người bệnh nuốt một chút nước (nếu có thể), ống thông dễ dàng xuống. 

- Tiếp tục đưa ống vào cho tới vị trí được đánh dấu. 

- Kiểm tra vị trí ống thông vào dạ dày: 1 trong hai cách sau

+ Dùng xi lanh 50 ml hút thử, có dịch dạ dày ra là ống thông đã vào dạ dày. 

+ Bơm 15 - 20 ml khí vào dạ dày, dùng ống nghe nghe vùng thượng vị, có tiếng ùng ục, ống đã vào tới dạ dày. 

- Cố định ống thông: dùng băng dính cố định ống thông vào mũi hoặc má. 

- Có thể tiến hành rửa dạ dày, cho ăn, dẫn lưu dạ dày qua ống thông hoặc kẹp đầu ống thông tránh dịch trong dạ dày chảy ra. 

- Kiểm tra vị trí ống thông thường xuyên trước khi: cho uống thuốc qua ống thông, rửa dạ dày, cho ăn... 

- Rửa ống thông thường xuyên sau mỗi lần cho ăn bằng nước uống (10 - 20 ml)

- Rửa tay theo quy trình bằng xà phòng sát khuẩn. 

Tai biến và xử trí

- Ống thông vào khí, phế quản, chưa vào tới dạ dày, cuộn trong miệng. 

- Chảy máu trong hoặc sau khi đặt: động tác thô bạo, tổn thương niêm mạc mũi, giãn tĩnh mạch thực quản. 

- Nhịp tim chậm trong khi đặt ống thông dạ dày. 

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo; (2006); Dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng, kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 199-217. 

2. Joanne Tollefson; (2010); Fluid and nutritional support; Clinical psychomotor skills; 4th Edition; Cengage Learning; pp 57-81. 

3. Paul Fulbrook; Bernadette Grealy; (2007); Essential Nursing Care of the Critically Ill Patient; ACCCN’s Critical Care Nursing; Mosby Elsevier; pp 187-214. 

4. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Nutrition and metabolism; Fundamentals of Nursing, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 916-949