Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG HẬU MÔN Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Đặt ống thông hậu môn là một kỹ thuật đưa ống thông qua hậu môn vào trực tràng để dẫn lưu khí và phân Người bệnh ra ngoài.
Chỉ định điều trị
1. Người bệnh chướng bụng, đầy hơi: viêm tụy cấp, ăn không tiêu, liệt ruột …
2. Người bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng số lượng nhiều, Người bệnh đang cần bất động (chạy thận liên tục, chạy tim phổi nhân tạo ECMO.
3. Các thời điểm tiến hành: khi có chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định
1. Người bệnh k trực tràng, polip trực tràng, …
2. Người bệnh xuất huyết đường tiêu hóa dưới, tổn thương vùng hậu môn, trực tràng, bệnh trĩ…
3. Viêm ruột, tắc xoắn ruột…
4. Bệnh thương hàn.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
2. Phương tiện, dụng cụ, Vật tư tiêu hao
- Ống thông hậu môn bằng silicon: 01 cái.
- Găng sạch; 01 đôi.
- Túi dẫn lưu nước tiểu: 01 cái
- Khay chữ nhật
- Gạc miếng vô khuẩn
- Băng dính
- Kéo cắt băng dính
- Dầu Parafin
- Bình phong
- Tấm lót
- Tấm nilon 40 x 60 cm
- Mũ: 01 cái.
- Khẩu trang: 02 cái
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Xà phòng diệt khuẩn
- Dung dịch khử khuẩn sơ bộ
3. Người bệnh
- Thông báo, giải thích cho người bệnh (nếu tỉnh) hoặc gia đình việc sắp làm.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và sinh dục của người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch tắm khô.
- Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp tùy theo tình trạng Người bệnh:
4. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án: y lệnh bác sĩ
- Phiếu theo dõi (Bảng theo dõi).
Các bước tiến hành
1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay bằng Savondoux dưới vòi nước, đeo khẩu trang.
2. Mang dụng cụ đến giường bệnh, che bình phong.
3. Đặt Người bệnh tư thế thích hợp: đầu cao nằm ngửa thẳng, chân rạng sang 2 bên.
4. Trải nilon dưới mông Người bệnh, mở hộp dụng cụ, đặt khay quả đậu.
5. Bóc ống thông hậu môn, túi dẫn lưu, gạc vào khay chữ nhật, đổ dầu parafin, cắt băng dính.
6. Đi găng tay
7. Cầm ống thông kết nối với túi dẫn lưu, bôi trơn đầu ống thông hậu môn.
8. Bộc lộ mông, một tay nhẹ nhàng đưa ống thông hậu môn qua lỗ hâu môn theo hướng hậu môn_rốn vào khoảng 2 - 3 cm sau đó đưa hướng về phía cột sống được 2/3 ống thông thì dừng lại.
9. Cố định ống thông bằng băng dính lên mặt sau đùi Người bệnh, treo túi dẫn lưu
10. Thu dọn dụng cụ, ngâm dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn. điều dưỡng tháo găng tay sát khuẩn tay nhanh
11. Đặt Người bệnh về tư thế thoải mãi.
12. Rửa tay bằng Savondoux dưới vòi nước. ghi bảng theo dõi ngày giờ làm thủ thuật, kết quả, tính chất phân, tên người làm thủ thuật.
Tai biến và xử trí
1. Chảy máu:
- Do kỹ thuật thô bao hoặc tổn thương sẵn có ở vùng hậu môn.
- Xử trí: Báo bác sĩ
2. Nhiễm khuẩn do không đảm bảo vô khuẩn.
- Xử trí: vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành và đảm bảo vô khuẩn trong các thao tác.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo; (2006); Chăm sóc hàng ngày và vệ sinh cho người bệnh; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 139-152.
2. Joanne Tollefson; (2010); Physical Assessment; Clinical psychomotor skills; 4th Edition; Cengage Learning; pp 17-22.
3. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Self-care and Hygiene, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 726- 770.