Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT RỬA DẠ DÀY LOẠI BỎ CHẤT ĐỘC QUA HỆ THỐNG KÍN
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
-Định nghĩa: Rửa dạ dày (RDD) là thủ thuật làm sạch dạ dày có sử dụng hệ thống ống thông và nhiều nước với muối 0,9%
-Là biện pháp quan trọng hạn chế hấp thu, loại bỏ độc chất qua đường tiêu hóa trong cấp cứu ngộ độc cấp qua đường tiêu hóa
-Hiệu quả: Nếu thực hiện trong vòng 1 giờ sau khi uống độc chất có thể loại 80% lượng độc chất đã uống vào, muộn loại trừ được ít hơn nhưng vẫn có tác dụng giảm nhẹ mức độ ngộ độc
-Rửa dạ dày không đúng chỉ định, sai kỹ thuật sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Chỉ định điều trị
Người bệnh (NGƯỜI BỆNH) ngộ độc cấp qua đường tiêu hóa đến trước 3 giờ.
Chú ý:
-NGƯỜI BỆNH đến muộn hơn có thể vẫn RDD nếu uống nhiều, NGƯỜI BỆNH hôn mê, giảm nhu động đường tiêu hoá.
Chống chỉ định
1. Chống chỉ định tuyệt đối:
-Uống các chất gây ăn mòn: a xít, kiềm mạnh.
-Các chất khi gặp nước tạo ra các phản ứng làm tăng tác dụng độc.
-Xăng, dầu hoả, các chất tạo bọt (xà phòng, dầu gội đầu...), Phosphua kẽm, Phosphua nhôm.
-Có tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá.
2. Chống chỉ định tương đối:
-Tổn thương niêm mạc miệng: đặt ống thông nhỏ đường mũi.
-Người bệnh rối loạn ý thức, có nguy cơ co giật hoặc co giật cần được đặt ống nội khí quản trước khi rửa
-Trường hợp lợi ích của RDD không rõ ràng mà nguy cơ biến chứng cao thì cho NGƯỜI BỆNH uống than hoạt:
+ NGƯỜI BỆNH uống quá liều thuốc loại ít nguy hiểm, không có dấu hiệu ngộ độc.
+ Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người già không hợp tác.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: Đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay sạch
-Bác sĩ ra chỉ định, theo dõi phát hiện và xử trí biến chứng
-1 - 2 Điều dưỡng đã được đào tạo kỹ thuật RDD: Thao tác đặt ống thông dạ dày, đóng mở khóa điều chỉnh nước rửa và dịch thải, lắc và ép bụng trong quá trình rửa, khi cần bóp hỗ trợ hô hấp.
2. Phương tiện
-Bộ dụng cụ rửa dạ dày hệ thống kín: 1 bộ
-Ống thông dạ dày: 1 cái
-Gói dụng cụ tiêu hao
-Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn
-Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân
-Bộ dụng cụ, thuốc thủ thuật
3. Người bệnh
-Nếu NGƯỜI BỆNH tỉnh: giải thích để NGƯỜI BỆNH hợp tác
-Nếu rối loạn ý thức: Đặt ống nội khí quản (NKQ) có bóng chèn trước.
-NGƯỜI BỆNH uống thuốc gây co giật: Dùng diazepam tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, đặt NKQ trước khi rửa
-NGƯỜI BỆNH có suy hô hấp, truỵ mạch: Hồi sức trước, NGƯỜI BỆNH ổn định mới RDD.
-Tư thế NGƯỜI BỆNH: Nằm nghiêng trái, đầu thấp.
-Trải một tấm nilông ở đầu giường.
-Hồ sơ bệnh án: Ghi chỉ định RDD, đặt ống thông dạ dày, tình trạng người bệnh trước và sau khi làm thủ thuật, cách thức tiến hành thủ thuật, theo dõi trong và sau thủ thuật về tai biến và biến chứng
Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị hệ thống rửa dạ dày:
-Chuẩn bị 3 lít nước muối 0,5-0,9%: Sử dụng nước uống tinh đóng chai, nước cất 1 lần hoặc nước RO, cho vào túi 3000 ml (mùa đông phải pha nước ấm) cùng với 2 gói muối (20g). Treo túi dịch cao các mặt giường 1m (túi trên). Treo túi 3500 ml dưới mặt giường để chờ chứa dịch thải (túi dưới)
-Đặt ống thống dạ dày (có quy trình riêng)
-Nối hệ thống túi dịch vào ống thông dạ dày vừa đặt
Bước 2: Tiến hành rửa dạ dày
-Đưa dịch vào: Đóng khóa đường dịch ra lại, mở khóa đường dịch vào để cho dịch chảy vào dạ dày đạt 200 ml rồi khóa đường dịch vào lại. Dùng tay lắc vùng thượng vị - dạ dày để cặn thuốc và thức ăn được hào tan vào dịch
-Mở khóa đường dịch ra để cho dịch chảy ra túi dưới đồng thời ép vùng thượng vị để dịch ra nhanh và đủ (~ 200 ml)
-Sau đó lấy 200 ml dịch rửa đầu tiên cho vào lọ gửi làm xét nghiệm độc chất.
-Lặp lại quy trình cho dịch vào - ra như trên, mỗi lần 200 ml dịch cho đến khi hết số lượng 3000 ml dịch. Nếu dịch dạ dày đã trong không còn vẩn thuốc và thức ăn thì ngừng cuộc rửa. Nếu vẫn còn đục thì pha thêm 3000 ml dịch vào túi trên tiếp tục quy trình rửa cho đên khi nước trong.
Chú ý:
-Theo dõi cân bằng lượng dịch vào - ra. Nếu lượng dịch chảy ra < 150 ml nghi ngờ tắc ống thông, kiểm tra lại đầu ống thông, điều chỉnh độ nông sâu của đầu ống thông.
-Thời tiết lạnh nên dùng nước ấm 37oC.
-NGƯỜI BỆNH ngộ độc thuốc trừ sâu, dịch rửa dạ dày pha thêm than hoạt: 20g - 40g mỗi 5 lít dịch
-Sau khi rửa xong, bơm than hoạt 20g và sorbitol 40g hoặc 1 tuýp antipois Bmai vào dạ dày (trẻ em nửa liều)
Tai biến và xử trí
1. Nôn: do phản xạ, nhất là trẻ em: primperan 10 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 ống; trẻ em 1/2 ống. có thể nhắc lại nếu cần.
2. Viêm phổi do sặc
- Điều trị: soi hút và bơm rửa phế quản nếu mới sặc, đặt NKQ, thở máy với PEEP; kháng sinh phù hợp, dùng corticoid sớm, liều cao trong 2 đến 3 ngày nếu không có chống chỉ định.
3. Chấn thương thanh môn
- Điều trị:
+ Nhẹ: khí dung corticoid.
+ Nặng: Đặt NKQ, nếu không được phải mở màng nhẫn giáp
4. Chảy máu đường tiêu hóa trên (mũi, họng, thực quản, dạ dày)
- Phòng: Điều dưỡng giải thích cho người bệnh hợp tác, làm đúng động tác, nhẹ nhàng đầu ống thông không vát cạnh và cứng.
- Điều trị:
+ Nhẹ: thường tự cầm nếu NGƯỜI BỆNH không có rối loạn đông máu.
+ Nặng: adrrenalin 1/10.000 nhỏ vào chỗ chảy máu khi không có chống chỉ định. Không đỡ: nút lỗ mũi sau, mời chuyên khoa Tai Mũi Họng để cầm máu. Chảy máu dạ dày nặng phải soi dạ dày để cầm máu, truyền máu khi có tình trạng mất máu nặng.
5. Hạ thân nhiệt: không gặp nếu làm đúng quy trình
- Phòng: Thời tiết lạnh phải RDD bằng nước ấm, nơi kín gió, dùng máy sưởi trong quá trình rửa
- Điều trị: lau khô, ủ ấm cho người bệnh, dùng máy sưởi, uống nước đường hoặc sữa ấm.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Văn Đính (1989). “Đặt ống thông dạ dày”, Quy tắc chuyên môn kỹ thuật Hồi sức cấp cứu, NXB Y học, tr. 177-182
2. Ngô Đức Ngọc (2000). “Nghiên cứu cải tiến quy trình rửa trong điều trị ngộ độc cấp đường uống”, Luận văn ốt nghiệp Bác sĩ nội trú trường Đại học Y Hà Nội
3. Giang Thục Anh (2000). “Biến chứng của rửa dạ dày trong ngộ độc cấp: nguyên nhân và biện pháp đề phòng”, Khóa luật Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa trường Đại học Y Hà Nội
4. Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012). “Tẩy rửa chất độc qua đường tiêu hóa”. Hồi sức cấp cứu tiếp cận theo các phác đồ, NXB khoa học kỹ thuật. Tr. 431-433.
5. Edward P. Krenzelok and J. Allister Vale (2005), “Gastrointestinal decontamination”, Critical Care Tô xycology, 1st Edition, Elsevier Mosby, Chapter 5, pp.53-60
6. Timothy E Albertson1, Kelly P Owen, Mark E Sutter et al (2011). “Gastrointestinal decontamination in the acutely poisoned patient”, International Journal of Emergency Medicine, SpringerOpen Journal, pp.1-13.