Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TĂNG KALI MÁU
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
- Bình thường kali máu 3,5 - 4, 5 mmol/l. Tăng nồng độ kali máu khi kali máu > 5, 0 mmol/l.
- Hậu quả của tăng kali máu gây rối loạn nhịp thất như ngoại tâm thu thất, nhanh thất xoắn đỉnh, rung thất. Điện tim có sóng T cao nhọn, sóng P dẹt, PR kéo dài, QRS giãn rộng, sóng S sâu nhập với sóng T.
Tăng kali máu nặng có thể có yếu liệt cơ.
Chỉ định điều trị
Khi có tăng kali máu > 5, 0 mmol/l
Chống chỉ định
- Không dùng calci cho người bệnh đang ngộ độc digitalis.
- Không dùng natri polystyrene sulfonat (resonium, kayexalate) cho người bệnh sau mổ, người bệnh hoại tử ruột.
- Không dùng lợi tiểu ở người bệnh đang thiếu hụt thể tích tuần hoàn tới khi phục hồi tuần hoàn bình thường.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Một bác sĩ khám, chẩn đoán, ra y lệnh điều trị và tho dõi kết quả.
- Một điều dưỡng thực hiện y lệnh pha thuốc tiêm truyền, cấp cứu người bệnh. Những trường hợp tăng kali máu nặng cần được theo dõi tại đơn vị hồi sức cấp cứu.
2. Phương tiện
- Gói dụng cụ tiêu hao: 01
- Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn: 01
- Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân: 01
- Bộ dụng cụ tiêm truyền vô khuẩn: 01
- Bộ dụng cụ, thuốc cấp cứu khi làm thủ thuật
- Dụng cụ, máy theo dõi.
- Máy xét nghiệm khí máu nhanh có điện giải.
- Máy truyền dịch 01, bơm tiêm điện 01.
3. Người bệnh
- Giải thích động viên tinh thần người bệnh.
- Tình trạng nặng có biến chứng loạn nhịp do tăng kali giải thích gia đình người bệnh biết.
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi chép tỉ mỉ diễn biến lâm sàng, kết quả cận lâm sàng, bàn giao các tua trực đầy đủ.
Các bước tiến hành
- Tiến hành đặt đường truyền, tốt nhất có đường truyền qua catheter tĩnh mạch trung tâm.
- Lắp đặt điện cực theo dõi liên tục điện tim trên monitor.
- Lấy máu xét nghiệm theo dõi kali máu 2 giờ một lần nếu trên điện tim không rối loạn, theo dõi đến khi kali máu về bình thường.
- Tham khảo lựa chọn các thuốc, điều trị thích hợp trên từng người bệnh
- Điều trị tăng kali máu + kết hợp điều trị nguyên nhân tăng kali máu.
1. Tăng kali máu có rối loạn điện tim
+ Đặt đường truyền cấp cứu chắc chắn, hoặc đặt catherter tĩnh mạch trung tâm, tiêm ngay tĩnh mạch calci clorua 1 g trong 2 - 3 phút, nếu sóng T không thay đổi có thể lặp lại liều sau 5 phút.
+ Tiêm tĩnh mạch furosemid 40 - 80 mg, thời gian tác dụng sau 30 - 60 phút, tiêm tăng liều furosemid theo đáp ứng của chức năng thận.
+ Pha truyền natribicacbonat 2 - 4 mmol/phút khi có toan chuyển hóa pH < 7, 1 (mức độ làm giảm kali máu 0,5 - 0,75 mmol/l).
+ Insulin nhanh 10 UI pha 125 ml glucose 20% truyền trong 30 phút, có thể lặp lại sau 15 phút để đạt hiệu quả (mức độ hạ kali máu 1 mmol/l).
+ Albuterol 10 - 20 mg khí dung trong vòng 15 phút, hoặc 0,5 mg pha trong 100 ml glucose 5% truyền trong 15 phút, (tùy đáp ứng mức độ làm giảm kali 1 - 1,5 mmol/l).
+ Kayexalat uống 15- 30 g với 50 g sorbitol, mức độ giảm kali 0,5 - 1 mmol/l.
+Lọc máu cấp cứu khi không đáp ứng lợi tiểu.
2. Tăng kali máu nhưng không có rối loạn trên điện tim
+ Tiêm thuốc lợi tiểu: furosemid 40 - 80 mg, tiêm tĩnh mạch.
+ Pha uống kayexalat 15 - 30g với sorbitol 50g uống.
+ Tiến hành lọc máu nếu có suy thận đáp ứng không tốt với lợi tiểu.
Tai biến và xử trí
- Giảm kali máu: ngừng các thuốc đang điều trị hạ kali như natribicacbonat, Insulin, furosemid, kayexalat. Bù kali nếu hạ kali nặng, biểu hiện trên điện tim.
- Thiếu dịch và rối loạn điện giải: Dừng furosemid, bù dịch, điều chỉnh điện giải khác như natri, calci, clo…
- Kiềm máu: Dừng natribicacbonate, furosemid.
- Tiêm calci nguy cơ hoại tử mô da nếu để thoát mạch. Tốt nhất tiêm qua tĩnh mạch trung tâm. Điều trị chống hoại tử bội nhiễm, cắt lọc.
Tài liệu tham khảo
1. Bệnh viện Bạch Mai - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa (2011), “Tăng Kali máu” pp 145 - 146.
2. Marin Kollef MD, Warren Isakow MD (2012) “The Washington Manual Critical Care” - Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn dịch- Hồi sức cấp cứu Tiếp cận theo các phác đồ, (2012) “Các bất thường điện giải”pp 269.
3. Burton D Rose (2009), “Clinical manifestations and treatment of hyperkalimia” Uptodate desktop vision 17.3
4. Michael Verive (2010): Hyperkalimia” http://medicine. Medscape.com/article/907543 -overview.
5. The new 2005 CPR guidelines from the American Heart Association provide recommendations for the treatment of hyperkalemia.
6. Rose BD. Clinical Physiology of Acid-Base and Electrolyte disorders, 4/e. New York: McGraw-Hill; 1994. Adrogue HJ, Madias. Hypernatremia. NEJM 2000; 342: 1493-9.