Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TĂNG NATRI MÁU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TĂNG NATRI MÁU

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

Chẩn đoán tăng nồng độ natri máu khi natri máu > 145 mmol/l (còn gọi là natri máu cao, natri máu tăng, tăng natri máu. 

Hầu hết tăng natri máu đều là hậu quả của tình trạng thiếu nước tương đối. 

Có 3 cơ chế chính dẫn đến tăng natri máu: 1) giảm lượng nước uống vào: do mất cảm giác khát hoặc do thiếu nước uống.2) mất nước không được nhận biết: mất qua mồ hôi, qua khí thở ra, lượng mất này tăng lên khi trời nắng nóng, khi sốt, khi thở máy, khi bị bỏng nặng) và 3) Đái nhạt (do thiếu ADH hay do thận)

Ngoài ra người bệnh còn có thể tăng natri máu khi: mất nước do tăng bài niệu do tăng thẩm thấu (đái tháo đường, truyền maniton, truyền muối ưu trương). Tăng natri máu sẽ dẫn đến trước hết là các biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn ý thức, dễ bị kích thích. Tăng natri máu cấp tính với natri máu > 158 mmol/l có thể dẫn đến tổn thương chức năng thần kinh nặng nề cần được điều chỉnh kịp thời. 

Chỉ định điều trị

-Các trường hợp tăng natri máu có giảm thể tích máu (da, niêm mạc khô, khát nước, giảm CVP, giảm cân nặng, tăng hematocrit…)

-Tăng natri máu có thể tích máu bình thường, áp lực thẩm thấu niệu tăng >800 mOsm/kg

Chống chỉ định

Tăng natri máu có kèm tăng thể tích máu: tăng gánh muối ưu trương do truyền quá nhiều

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: 1 bác sĩ, 1 y tá, trang bị mũ, khẩu trang, găng tay vô trùng

2. Phương tiện

-Gói dụng cụ tiêu hao

-Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn

-Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân

-Bộ dụng cụ tiêm truyền vô khuẩn

-Dụng cụ, máy theo dõi

-Máy truyền dịch

-Dịch truyền natriclorua 0,9% hoặc 0,45%; glucose 5%: theo thực tế

Các bước tiến hành

Bác sĩ thực hiện:

1. Khám lâm sàng, xem xét hồ sơ, ra chỉ định điều trị. 

2. Tính lượng nước thiếu hụt của người bệnh:

Lượng nước thiếu hụt = Lượng nước cơ thể x (- 1)

Lượng nước cơ thể: Nam+0,6x cân nặng (kg), Nữ = 0,5 x cân nặng (kg)

3. Tính lượng dịch cần bù = lượng nước đã mất + lượng nước đang mất (do nôn, tiêu chảy, nước tiểu) + 0,5 lít ở người bình thường và 1 lít cho người sốt, khó thở. 

4. Lựa chọn dịch bù cho người bệnh:

- Tăng natri máu kèm tụt huyết áp, giảm thể tích: truyền dung dịch natriclorrua 0,9% đến khi huyết áp bình thường

- Tăng natri máu có thể tích bình thường: Natriclorua 0,45% hoặc dung dịch glucose 5% (nếu không có tăng đường máu), hoặc nước tự do không có chất điện giải đường uống

5. Lựa chọn đường bồi phụ: đường uống, đường tĩnh mạch hoặc cả 2 tùy theo lượng dịch cần bù, tốc độ hạn natri cần đạt

6. Lựa chọn tốc độ:

- Mục tiêu là hạ natri xuống 145 mmol/l, tốc độ tùy thuộc:

-Tăng natri máu trong ít nhất 24 giờ hoặc hơn được coi là tăng natri mạn tính: Tốc độ giảm 0,5 mmol/l/giờ và không quá 10 mmol/l/24 giờ

- Nếu tăng natri tối cấp xuất hiện nhanh trong vài giờ và có triệu chứng lâm sàng: hạ với tốc độ 1 mmol/l/giờ trong vài giờ rồi về tốc độ 0,5 mmol/l/giờ

Tính lượng dịch và tốc độ truyền theo phương trình Adrogue-Madias như sau:

∆ Na =

(Na + K trong dịch truyền) - (Natri huyết thanh NGƯỜI BỆNH)

(Tổng lượng nước trong cơ thể [TBW] + 1

(Trong đó tổng lượng nước trong cơ thể ở nam là 60%, ở nữ là 50% - đơn vị tính là kg

Nồng độ natri trong dịch truyền đối với từng loại dịch thường dùng là:

+ Dịch muối nhược trương NaCl 0,45%: có 77 mEq/l

+ Dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%: có 154 mEq/l

Điều chỉnh tốc độ theo đáp ứng (theo kết quả xét nghiệm natri máu mỗi 6 giờ)

∆ Na là lượng natri máu giảm sau truyền 1 lít dịch

Điều dưỡng thực hiện:

1. Chuẩn bị hệ thống dịch truyền: chai dịch, dây truyền, máy truyền dịch

2. Nối đường truyền với catheter ngoại vi hoặc trung tâm

3. Đặt tốc độ máy truyền dịch theo chỉ định

4. Theo dõi đáp ứng của người bệnh, mạch, huyết áp, rét run… trong 15 phút đầu và mỗi 1-3 giờ sau đó

5. Ghi chép hồ sơ thực hiện y lệnh. 

Tai biến và xử trí

- Quá tải dịch: ngừng truyền hoặc giảm tốc độ truyền, lợi tiểu. 

- Hôn mê tăng lên do phù não: xảy ra khi tốc độ truyền dịch giảm natri máu nhanh quá: manitol, lợi tiểu

- Giảm natri máu qua nhanh: ví dụ 8 giờ đầu đã giảm 6 mmol/l, vậy 16 giờ tiếp theo chỉ cần giảm 4 mmol/l nên cần điều chỉnh giảm tốc độ truyền hoặc thay đổi loại dịch truyền

Tài liệu tham khảo

1. Marin Kollef and Warren Isakow, HypernatremiaThe Washington Manual of Critical Care 2ndBản dịch tiếng Việt do NG. Đ. Anh, Đ. Q. Tuấn chủ biên: ăng Nồng độ Natri máu, Hồi sức cấp cứu tiếp cận theo phác đồ, trang 279-283, 2012

2. Rechard H. Sturns, Treatment of Hypernatremia, Uptodate

3. Ng. Q. Anh và Ng. Q. Châu Tăng Natri máu, Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Bệnh Nội Khoa, , NXB Y học, tr. 140-141, 2011

4. Joel M. Topf, Steve Rankin, Patrick Murray, Hypernatremia, Principles of Critical Care, 3rd edition, 1163-1164