Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ THẢI ĐỘC CHÌ
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
- Chì không có lợi cho cơ thể.
- Chì có màu trắng xanh, khi tiếp xúc không khí chuyển màu xám. Khi ở dạng PbO (chì ô xyt) màu đỏ và vàng cam.
- Nồng độ chì máu toàn phần bình thường < 10 µg/dL (Mỹ), nồng độ lý tưởng là 0 µg/dL.
Chỉ định điều trị
-Trẻ em:
+ Chì máu >45 µg/dL dùng thuốc gắp chì.
+ Chì máu 20 - 44 µg/dL: Không chỉ định dùng thuốc gắp chì thường quy.
Dùng thuốc gắp nếu trẻ < 2 tuổi, gợi ý có triệu chứng kín đáo. Chì máu 20 - 44 µg/dL, chì máu vẫn không giảm sau ngừng phơi nhiễm 2 tháng.
- Người lớn: Chì máu > 70 µg/dL.
Chống chỉ định
Dị ứng với các thành phần của thuốc.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
-Một bác sĩ: Đặt nội khí quản nếu người bệnh hôn mê, co giật, xử trí các biến chứng trong quá trình thủ thuật.
-Một điều dưỡng bóp bóng, đặt ống thông dạ dày, thực hiện y lệnh pha tiêm truyền thuốc.
2. Phương tiện
-Gói dụng cụ tiêu hao: 01
-Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn: 01
-Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân: 01
-Bộ dụng cụ tiêm truyền vô khuẩn: 01
-Bộ dụng cụ, thuốc cấp cứu khi làm thủ thuật
-Dụng cụ, máy theo dõi.
-Máy truyền dịch.
-Thuốc gắp: BAL, Succimer viên 200 mg, CaNa2EDTA ống 500 mg, D - penicillamin viên 300 mg...
-Dịch truyền, điện giải, các vi chất (sắt, kẽm, calci...).
3. Người bệnh
- Người bệnh tỉnh giải thích động viên hợp tác, người bệnh là trẻ nhỏ giải thích gia đình.
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi chỉ định dùng thuốc gắp chì.
- Ghi chép theo dõi chỉ số sinh tồn mạch nhiệt độ huyết áp, SpO2, các biến chứng có thể có.
- Kết quả lâm sàng và cận lâm sàng: Công thức máu, chức năng gan thận, định lượng chì trong máu, nước tiểu trước và sau điều trị, protein, Albumin niệu.
Các bước tiến hành
1. Điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ: Đảm báo chức năng sống theo phác đồ ABC...
2. Hạn chế hấp thu: Các biện pháp thải độc, hạn chế hấp thu như rửa dạ dày, gắp độc chất, rửa ruột toàn bộ...
3. Thuốc gắp chì
3.1. Người lớn
- Bệnh não do chì:
+ BAL: liều 24 mg/kg/24 giờ, chia liều nhỏ làm 06 lần x 4 giờ/lần (4 mg/kg/lần). Sát khuẩn vô trùng, tiêm bắp sâu vùng đùi hoặc mông ¼ trên ngoài, dùng 5 ngày/1 đợt.
+ Kết hợp thuốc CaNa2EDTA: liều thuốc 50-75 mg/kg/24 giờ, tối đa 2 - 3 gam/24h. Tiến hành pha CaNa2EDTA với dung dịch natriclorua 9‰ nồng độ pha < 5%. Truyền sau khi dùng BAL được 04 giờ. Truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2- 4 lần để truyền ngắt quãng. Dùng 1 đợt 5 ngày, nghỉ ít nhất 2 ngày trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo.
- Người bệnh có triệu chứng gợi ý bệnh não (Pb máu > 100 µg/dL):
+ Thuốc BAL liều 18 - 24 mg/kg/24 giờ. Tiến hành sát khuẩn, tiêm bắp sâu vùng mông, đùi chia thuốc ra làm 6 lần, tiêm bắp mỗi lần 3 - 4 mg/kg/lần x 4 giờ/lần, dùng 3 - 5 ngày/1 đợt.
+ Kết hợp thuốc EDTA liều 25 - 75 mg/kg/ngày, thuốc pha truyền với dung dịch natriclorua 9‰ (nồng độ thuốc <5%), bắt đầu truyền sau khi dùng BAL được 4 giờ. Truyền liên tục trong ngày hoặc chia ra làm 2 - 4 lần trong ngày truyền ngắt quãng. Dùng 1 đợt 5 ngày.
- Triệu chứng nhẹ hoặc chì máu 70 - 100 µg/dL
+ Thuốc Succimer liều uống 20 - 30 mg/kg/24h, chia ra 3 lần/ngày x mỗi lần 10 mg/kg trong 5 ngày. Sau đó duy trì uống 2 lần/ngày x mỗi lần 10 mg/kg cân nặng trong 14 ngày. Nghỉ 2 tuần trước khi gắp đợt tiếp theo.
+ Hoặc dùng thuốc D - penicillamin liều uống 15 mg/kg/ngày, sau 2 tuần tăng về liều trung bình 25 - 35 mg/kg cân nặng. Chọn liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả vì thuốc có thể có tác dụng phụ không mong muốn.
3.2. Trẻ em
- Bệnh não do ngộ độc chì:
+ Thuốc BAL liều 24 mg/kg/ngày. Liều thuốc chia làm 6 lần, tiêm bắp mỗi lần 4 mg/kg/lần, 4 giờ/lần. Dùng 5 ngày/1 đợt. Sát khuẩn vô trùng, tiêm bắp sâu vùng đùi hoặc mông ¼ trên ngoài. Có thể thay BAL bằng Succimer liều uống 20 - 30 mg/kg/ngày, uống chia làm 3 lần trong ngày x 5 ngày, sau đó chia làm 2 lần/ngày trong 14 ngày tiếp theo.
+ Kết hợp thuốc CaNa2EDTA liều 50-75 mg/kg/24h. Truyền sau khi dùng BAL được 04h. Pha truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2- 4 lần để truyền ngắt quãng. Dùng 5 ngày/đợt, nghỉ ít nhất 2 ngày trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo.
-Chì máu > 70 µg/dL hoặc có triệu chứng:
+ Thuốc BAL liều 18 - 24 mg/kg/ngày. Liều thuốc chia làm 6 lần, tiêm bắp mỗi lần 4 mg/kg/lần, 4 giờ/lần. Dùng 5 ngày/1 đợt. Sát khuẩn vô trùng, tiêm bắp sâu vùng đùi hoặc mông ¼ trên ngoài. Có thể thay BAL bằng Succimer liều uống 20 - 30 mg/kg/ngày, uống chia làm 3 lần trong ngày x 5 ngày, sau đó chia làm 2 lần/ngày trong 14 ngày tiếp theo.
+ Kết hợp thuốc CaNa2EDTA liều 25 -75 mg/kg/24h. Truyền sau khi dùng BAL được 04h. Pha truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2- 4 lần để truyền ngắt quãng. Dùng 5 ngày/đợt, nghỉ ít nhất 2 ngày trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo.
-Chì máu 45 - 70 µg/dL:
+ Dùng CaNa2EDTA: 25 - 50 mg/kg/ngày, pha truyền tĩnh mạch liên tục hoặc chia truyền 2 - 4 lần trong ngày, mỗi đợt truyền 5 ngày.
+ Hoặc Succimer liều uống 20 - 30 mg/kg/ngày, uống chia làm 3 lần trong ngày x 5 ngày, sau đó chia làm 2 lần/ngày trong 14 ngày tiếp theo.
+ Hoặc D - penicilamin uống liều 15 mg/kg/ngày, sau 2 tuần tăng về liều trung bình 25 - 35 mg/kg/ngày. Liều trong ngày chia thành các liều nhỏ, uống xa bữa ăn. Chỉ nên dùng trong 1 tháng, sau đó tạm nghỉ ít nhất 2 tuần trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo. Các đợt nghỉ sau có thể 2 tuần hoặc kéo dài hơn. Chọn liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả vì thuốc có thể có tác dụng phụ không mong muốn.
- Chì máu 20 - 44 µg/dL: Sử dụng liều Succimer hoặc D - penicilamin như trên nếu trẻ em < 2 tuổi hoặc ngừng phơi nhiễm 2 tháng chì máu không giảm.
Bổ sung các thuốc vi lượng như sắt, kẽm, calci trong quá trình điều trị, các thuốc vi lượng bổ sung dùng xa thời gian dùng thuốc gắp chì.
Tai biến và xử trí
-Giảm bạch cầu, tiểu cầu: Các thuốc BAL, CaNa2EDTA, Succimer, D - penicillamin có thể gây giảm bạch cầu, tiểu cầu. Nghỉ thuốc gắp cho đến khi bạch cầu trở về giới hạn bình thường, cần chú ý đề phòng nhiễm trùng cơ hội.
-Suy thận: tổn thương thận, theo dõi protein, albumin niệu, chức năng thận ure, creatin, dùng các biện pháp thay thế thận nếu cần thiết như lọc máu, duy trì huyết áp và điện giải ổn định.
-Riêng khi truyền EDTA nồng độ > 5% có thể hoại tử mạch, loạn nhịp tim. Theo dõi ngừng thuốc khi có biến chứng.
-Dị ứng thuốc: dừng thuốc, lựa chọn thuốc khác thay thế, giải mẫn cảm.
- Apxe vùng tiêm chọc (khi dùng thuốc BAL, CaNa2EDTA): sát khuẩn, chích mủ, kháng sinh.
- Tác dụng phụ: Mất vi chất (sắt, calci, kẽm...), theo dõi, bù các vi chất trong quá trình điều trị, không phải dừng thuốc gắp.
Tài liệu tham khảo
1. GoldFranks Tô xycologic Emergencies 2008, “Lead” pp 1309 - 1323
2. GoldFranks Tô xycologic Emergencies 2008, “Edetate Calcium Disodium” pp 1332 - 1333.
3. James Besunder (1996), “Comparison of dimercaptosuccinic acid and calcium disodium ethylenediaminetetraacetic acid versus dimercaptopropanol and ethylenediaminetetraacetic acid in children with lead poisoning”, Division of Pediatric Critical Care and pharmacology, Department of pediatrics, university school of medicine Cleveland, Ohio, 966 - 971.
4. Tô xynz.com “Lead”.
5. Martindal, 2012: Edetate Calcium Disodium”
6. Micromedex. Thomson Reuters (2011), “Poisindex management “Lead”.