Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT XỬ TRÍ MẪU XÉT NGHIỆM ĐỘC CHẤT
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Mẫu thử trong xét nghiệm độc chất thường rất đa dạng và phức tạp: từ các loại dịch sinh học (máu, nước tiểu, chất nôn, dịch dạ dày hoặc chất chứa trong dạ dày, dịch não tủy. v. v...) hoặc các phần cứng hoặc sừng hóa như xương, lông, móng, tóc.. vv đều là đối tượng trong xét nghiệm độc chất. Hay các mẫu vật kèm theo của người bệnh cũng rất đa dạng và phức tạp, chúng thường là: Đồ ăn, thức uống nghi ngờ có chất độc hoặc gói hóa chất, viên thuốc, đất cát, thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt của cây có hoặc nghi ngờ có chất độc hoặc các vật dụng thường ngày nghi ngờ có hoặc bị nhiễm chất độc.
Vì vậy cần xử trí mẫu phân tích bằng các phương pháp phù hợp để thu được chất cần phân tích. Lượng mẫu lấy phù hợp với loại mẫu, chỉ tiêu cần phân tích, thông thường với các mẫu nước tiểu, dịch dạ dày là 200 ml.
Chỉ định điều trị
Trước khi tiến hành phân tích, xét nghiệm tìm chất, hóa chất trong bệnh phẩm để:
1. Xác định sự có mặt của một hay một số chất trong bệnh phẩm: định tính hoặc định lượng
2. Chẩn đoán loại trừ trong một số trường hợp không xác định trực tiếp được chất, hóa chất trong bệnh phẩm
Chống chỉ định
-Không có chống chỉ định tuyệt đối trong việc xử trí mẫu bệnh phẩm trước khi làm xét nghiệm
-Thận trọng đối với các trường hợp nguồn lấy bệnh phẩm mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: mẫu máu người nhiễm HIV, mẫu đờm, dịch dạ dày người nhiễm cúm ác tính, lao phổi
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Kỹ thuật viên xét nghiệm: 1 người
2. Phương tiện
Pha hóa chất cần thiết từ 30 - 60 phút
Danh sách các hóa chất, thiết bị cần thiết cho xử trí mẫu bệnh phẩm:
1 NH4OH 10 ml
2 Ethanol tuyệt đối 10 ml
3 Chloroform 300 ml
4 Diethylete 300 ml
5 Axít Sulphuric 10 ml
6 Giấy pH 2 tờ
7 Lọ đựng bệnh phẩm 1 cái
8 Bình chiết 0.002 cái
9 Cơi thủy tinh 0.004 cái
10 Cột chiết pha rắn 1 cái
11 Dung môi rửa giải (methanol, acetonitrin, ....) 100 ml
12 Pipet tự động 0.008 cái
13 Đầu côn trắng 3 cái
14 Màng lọc 1 cái
15 Đầu côn xanh 2 cái
16 Nước cất 1 lít
17 Ống đong 0.002 cái
18 Nồi cách thủy 0.002 cái
19 Bình khí nitơ, bộ máy thổi khí nitơ 0.0001 cái
20 Khí nitơ 4 lít
21 Giấy xét nghiệm, mực in, barcode
22 Cồn nhanh 4 ml
23 Xà phòng rửa tay 2 ml
24 Găng tay 2 đôi
25 Khẩu trang 0.5 đôi
26 Mũ phẫu thuật 0.5 cái
27 Tủ hood 0.001 cái
3. Hồ sơ
- Tiếp nhận giấy chỉ định kèm theo chữ ký của bác sỹ
- Lưu lại thông tin về người bệnh và bệnh phẩm cũng như phẩn kết quả vào hồ sơ xét nghiệm để hồi cứu
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra bệnh phẩm
- Đối chiếu thông tin người bệnh (họ tên, tuổi, giới, ngày làm xét nghiệm) ghi trên hộp, lọ đựng bệnh phẩm) trùng với tên người bệnh trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trong hồ sơ lưu
- Kiểm tra số lượng và chất lượng bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm hay không trước khi tiến hành xử trí mẫu
2. Thực hiện kỹ thuật
- Đối với các mẫu dịch thông thường có thể tiến hành ngay. Đối với bệnh phẩm là dịch dạ dày thường lẫn với nhiều thức ăn, chất bẩn phải được làm sạch sơ bộ bằng phương pháp lọc.
- Sau đó dịch mẫu bệnh phẩm được chiết bằng các dung môi hữu cơ ở pH thích hợp bằng phễu chiết và cột chiết pha rắn.
- Rửa giải bằng dung môi rửa giải.
- Làm khô dịch chiết bằng nhiệt trên nồi cách thủy hoặc khí nitơ với các chất dễ bay hơi hoặc phân hủy do nhiệt.
3. Đánh giá kết quả
Cặn chiết thu được phải đảm bảo sạch để đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm mẫu
Tài liệu tham khảo
1. Trần Tử An, Nguyễn Văn Tuyền (1984), Bài giảng kiểm nghiệm độc chất, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, trang 5-11.
2. Nguyễn Đức Luận, Đào Trọng Phúc (1999), Tài liệu lớp tập huấn phân tích độc chất, lần 2, Khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
3. Đào Trọng Phúc (2005), Quy trình giao nhận và bảo quản và lưu mẫu, Quy trình xử trí mẫu để tiến hành phân tích giám định, Danh mục quy trình thường quy, Viện Y học Tư pháp Trung ương, Bộ Y tế.
4. Flanagan R. J. et al (1995), Basic analytical tô xycology, Wordl health organization, Geneva, p1-33.