Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM ĐỊNH TÍNH MỘT CHỈ TIÊU MA TÚY TRONG NƯỚC TIỂU
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/04/2015 12:00
Đại cương
Giới thiệu chung:
Opiates cũng như heroin, morphine được chiết xuất từ nhựa thông của cây thuốc phiện. Morphine và morphine glucuronide đều được tìm thấy ở trong mẫu nước tiểu của một người mà sử dụng morphine. Heroin và Codeine được chuyển hóa nhanh chóng thành morphine trong cơ thể. Sự hiện diện của morphine hoặc chất chuyển hóa morphine glucuronide trong nước tiểu cho thấy việc sử dụng của heroin, morphine và/hoặc codeine.
Nguyên lý đo:
Opiate được đo trên máy sinh hóa tự động dựa trên nguyên lý đo hấp thụ quang học ở bước sóng cố định.
Chỉ định điều trị
Xét nghiệm được chỉ định cho người bệnh sử dụng hoặc nghi sử dụng ma túy, loại trừ nguyên nhân gây hôn mê.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định cho xét nghiệm opiate trong nước tiểu.
Cân nhắc xét nghiệm có thể âm tính nếu xét nghiệm sau khi đối tượng phơi nhiễm với các loại ma túy quá 5 - 7 ngày
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Kỹ thuật viên xét nghiệm
2. Phương tiện
Gồm các hóa chất và thiết bị kỹ thuật trong danh sách sau đây:
1 Kit 2.0 ml
2 Chất chuẩn, hóa chất 1 ml
3 Sample cup 3 chiếc
4 Ống nghiệm 1 chiếc
5 Cuvette 8 chiếc
6 Đèn halogen 0.001 chiếc
7 Dây bơm 0.004 chiếc
8 Máy xét nghiệm sinh hóa 1 máy
9 Nước cất 80 ml
10 Đầu côn xanh 2 cái
11 Pipet tự động 0.004 cái
12 Giấy xét nghiệm, mực in, barcode
13 Cồn nhanh 4 ml
14 Xà phòng rửa tay 2 ml
15 Găng tay sạch 2 đôi
16 Khẩu trang 0.5 chiếc
17 Mũ phẫu thuật 0.5 chiếc
3. Hồ sơ
- Tiếp nhận giấy chỉ định kèm theo chữ ký của bác sỹ
- Lưu lại thông tin về người bệnh và bệnh phẩm cũng như phẩn kết quả vào hồ sơ xét nghiệm để hồi cứu
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra bệnh phẩm
- Đối chiếu thông tin người bệnh (họ tên, tuổi, giới, ngày làm xét nghiệm) ghi trên hộp, lọ đựng bệnh phẩm) trùng với tên người bệnh trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trong hồ sơ lưu
- Kiểm tra số lượng và chất lượng bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm hay không trước khi tiến hành xử trí mẫu
- Kiểm tra cách lấy bệnh phẩm đề phòng người bệnh đối phó (trong trường hợp kiểm tra sức khỏe định kỳ, …)
2. Thực hiện kỹ thuật
2.1. Lấy bệnh phẩm và chuẩn bị mẫu bệnh phẩm
-Kỹ thuật lấy mẫu nước tiểu: Mẫu nước tiểu phải được để trong lọ chứa khô và sạch. Có thể lấy nước tiểu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, khi cần phải áp dụng các biện pháp để chống lẫy mẫu giả. Mẫu nước tiểu có cặn cần phải được quay ly tâm, lọc và để lắng, lấy phần nước tiểu trong để xét nghiệm.
-Lưu trữ mẫu: Mẫu nước tiểu có thể lưu trữ ở 2 - 8oC trong 48 giờ trước khi xét nghiệm. Nếu lưu trữ lâu hơn, mẫu nước tiểu có thể làm đông và lưu trữ ở nhiệt độ dưới -20oC. Mẫu nước tiểu đông phải được làm tan ra và trộn đều trước khi xét nghiệm.
2.2. Xây dựng giới hạn phát hiện
Sử dụng các dung dịch hóa chất, chất chuẩn sau để xây dựng khoảng phát hiện của phương pháp đo.
- Đo mẫu Blank
- Đo mẫu Chuẩn (Calibration)
- Đo kiểm tra điểm chuẩn thấp (Standard Low)
- Đo kiểm tra điểm chuẩn cao (Standard high)
- Đo mẫu nước cất
- Đo mẫu opiate chuẩn
Khi đã đạt tất cả các bước trên, tiến hành đo mẫu
3. Đánh giá kết quả
Mẫu xét nghiệm dương tính: mẫu nước tiểu có chất gây nghiện nhóm opiat.
Mẫu xét nghiệm âm tính: mẫu nước tiểu không có nhóm opiat.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Tử An, Nguyễn Văn Tuyền (1984), Bài giảng kiểm nghiệm độc chất, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, trang 165-166.
2. Tài liệu lớp tập huấn phân tích độc chất (1999), Khoa Chống độc, Bệnh Viện Bạch Mai.
3. Đào Trọng Phúc (2001), Quy trình phân tích các chất ma túy và một số nhóm thuốc tân dược hay bị lạm dụng và sử dụng như ma túy. Phòng Độc chất pháp y, Viện Kiểm nghiệm.
4. Vũ Văn Khoa (2005), “Quy trình xác định alkaloid của thuốc phiện và các dẫn chất”, Danh mục quy trình thường quy, Viện Y học Tư pháp Trung ương, Bộ Y tế.
5. Flanagan R. J. et al (1995), Basic analytical tô xycology, Wordl health organization, Geneva, p1-33.