Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG CẤP NH3 TRONG MÁU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG CẤP NH3 TRONG MÁU

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

Amoniac (NH3) trong cơ thể phản ứng cùng với CO2, ATP tổng hợp nên urê ở gan, urê theo máu qua thận và đào thải qua nước tiểu. Bình thường: Nồng độ NH3 máu = 14,7 - 55,3 mmol/l. NH3 máu tăng vừa trong viêm gan, xơ gan còn bù khi chưa có biến chứng về não. Tăng cao gặp trong một số bệnh gan như: Suy gan (xơ gan nặ ng, hôn mê gan)

Xét nghiệm NH3 máu động mạch chính xác hơn máu tĩnh mạch, vì nó phản ánh đúng nồng độ NH3 trong máu đưa tới các tổ chức, mô gây nhiễm độc, đặc biệt gây nhiễm độc hệ thống thần kinh (não). 

Chỉ định điều trị

- Khi có nghi ngờ bệnh lý gây suy chức năng gan có thể có rối loạn ý thức kèm theo hoặc không: Suy gan, xơ gan nặng, hôn mê gan. 

- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác gây hôn mê

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định của xét nghiệm định lượng nồng độ NH3 cấp trong máu

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

Kỹ thuật viên xét nghiệm: 1 người, sát khuẩn tay, đeo găng tay vô khuẩn. 

2. Phương tiện

- Danh mục các hóa chất và thiết bị cần thiết để thực hiện xét nghiệm như sau:

1                      Đầu côn vàng                                       2 cái

2                     Test NH3                                               1 cái

3                     Ống nghiệm                                          1 cái

4                     Bơm kim tiêm 5 ml                                1 cái

5                     Kim nhựa                                              1 cái

6                     MicroPipet                                           0.001 cái

11                     Găng tay                                               2 đôi

12                    Khẩu trang                                            1 cái

13                    Mũ phẫu thuật                                       1 cái

14                    Giấy xét nghiệm, mực in, barcode

15                    Máy PockitChem                                   1 cái

3. Hồ sơ

- Tiếp nhận giấy chỉ định kèm theo chữ ký của bác sỹ

- Lưu lại thông tin về người bệnh và bệnh phẩm cũng như phẩn kết quả vào hồ sơ xét nghiệm để hồi cứu

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra bệnh phẩm

- Đối chiếu thông tin người bệnh (họ tên, tuổi, giới, ngày làm xét nghiệm) ghi trên hộp, lọ đựng bệnh phẩm) trùng với tên người bệnh trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trong hồ sơ lưu

- Kiểm tra số lượng và chất lượng bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm hay không trước khi tiến hành xử trí mẫu

2. Thực hiện kỹ thuật

2.1. Kiểm tra máy hàng ngày bằng bộ test kiểm tra

-Kiểm tra đảm bảo buồng đo sạch. 

-Chuyển máy sang chế độ kiểm tra, dùng bộ test kiểm tra để chuẩn máy, nếu giá trị đo được vẫn nằm trong khoảng cho phép thì tiến hành đo NH3 với mẫu bệnh phẩm. 

-Kiểm tra mã số test kiểm tra để chỉnh máy cho kết quả chính xác. 

2.2. Tiến hành

-Bật máy

-Lấy test thử ra khỏi vỏ, đặt lên khay

-Lấy máu vào ống capillary kèm theo bộ test

-Nhỏ máu vào vị trí phin lọc trên test thử cho máu thấm đều trên phin lọc

- Bấm nút để bắt đầu quá trình phản ứng giữa thuốc thử và mẫu xét nghiệm. 

- Sau khi kết thúc quá trình phản ứng, tách bỏ lớp phin lọc. 

- Mở nắp buồng đo, chuyển test thử vào đúng vị trí, đóng nắp buồng đo. 

3. Đánh giá kết quả

-Máy sẽ tự động đo và hiển thị kết quả trên màn hình.