Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐO ÁP LỰC THẨM THẤU DỊCH SINH HỌC (MỘT CHỈ TIÊU)
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
Áp lực thẩm thấu (ALTT) máu là áp suất giữ nước ở vị trí cân bằng. Thay đổi áp lực thẩm thấu làm thay đổi hàm lượng nước trong tế bào và gây ra rối loạn chức năng tế bào. Áp lực thẩm thấu chủ yếu do Na+ và Cl- quyết định (95%), ngoài ra còn có một số chất khác như: HCO3-, K+, Ca++, HPO4-- glucose, protein, urê, acid uric, cholesterol, SO4--....
Đơn vị đo áp lực thẩm thấu là Osmol, thường dùng là mOsmol. Bình thường áp lực thẩm thấu của máu là 285 mOsmol. Trong thực hành việc xác định áp lực thẩm thấu từ nồng độ Mol là phức tạp, cho nên người ta thường đo độ hạ băng điểm để tính ra mOsmol. Theo nguyên lý một osmol nồng độ sẽ làm hạ điểm đông xuống 1,86 độ C. Ví dụ nước có điểm đông là 0oC sẽ có áp lực thẩm thấu bằng 0. Huyết tương có điểm đông -0,521oC sẽ có áp lực thẩm thấu là -0,521/1,86 = 0,28 osmol hay 280 mosmol/L. Như vậy bằng cách đo điểm đông (băng điểm) của dịch sẽ xác định được áp lực thẩm thấu của dịch đó.
Chỉ định điều trị
- ALTT máu: rối loạn nước điện giải, hạ natri máu, tính toán khoảng trống ALTT: hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, đái tháo đường, ngộ độc rượu cấp (ethanol, methanol, ethylene glycol), theo dõi khi điều trị chống phù não bằng các dung dịch tăng thẩm thấu như manitol
- ALTT nước tiểu: đánh giá khả năng cô đặc nước tiểu của thận, bệnh lý liên quan bài tiết ADH, đánh giá tình trạng tăng/giảm natri máu
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định của xét nghiệm ALTT máu, niệu.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Kỹ thuật viên xét nghiệm: 1 người
2. Phương tiện
Gồm các hóa chất và thiết bị kỹ thuật trong danh sách sau đây:
1 Máy đo áp lực thẩm thấu: 1 máy
2 Ống eppendorf 6 cái
3 Đầu côn vàng 5 cái
4 Dung dịch chuẩn 3 ống (chuẩn 3 điểm)
5 Ống nghiệm 1 cái
6 Giá để mẫu 0.001 cái
7 MicroPipet 0.01 cái
8 Kim đo 0.002 cái
9 Điện cực đo 0.002 cái
10 Dung dịch rửa 5 ml
11 Máy đo áp lực thẩm thấu 1 Cái
12 Bơm tiêm 5 ml 1 cái
13 Kim nhựa 1 cái
14 Bông
15 Băng dính
16 Cồn
17 Giấy xét nghiệm, mực in, barcode
18 Quần áo cán bộ xét nghiệm 0.006 bộ
19 Cồn nhanh 4 ml
20 Xà phòng rửa tay 4 ml
21 Găng tay sạch 2 đôi
22 Khẩu trang 1 cái
23 Mũ phẫu thuật 1 cái
3. Hồ sơ
- Tiếp nhận giấy chỉ định kèm theo chữ ký của bác sỹ
- Lưu lại thông tin về người bệnh và bệnh phẩm cũng như phẩn kết quả vào hồ sơ xét nghiệm để hồi cứu
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra bệnh phẩm
- Đối chiếu thông tin người bệnh (họ tên, tuổi, giới, ngày làm xét nghiệm) ghi trên hộp, lọ đựng bệnh phẩm) trùng với tên người bệnh trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trong hồ sơ lưu
- Kiểm tra số lượng và chất lượng bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm hay không trước khi tiến hành xử trí mẫu
2. Thực hiện kỹ thuật
- Lấy mẫu bệnh phẩm: máu hoặc nước tiểu. Lấy máu bất kể khi nào lâm sàng cần. Riêng lấy nước tiểu: không dùng lợi tiểu trước đó, trước khi đi ngủ phải đi tiểu hết bãi, trong đêm không được uống thêm nước, không được truyền dịch. Nước tiểu đầu tiên sáng sớm lúc ngủ dậy, được đựng trong bô sạch lấy 1 ml để đo độ thẩm thấu
- Bảo quản bệnh phẩm 2 - 8oC. Thời gian từ khi lấy bệnh phẩm đến khi xét nghiệm không quá 60 phút.
Tiến hành đo
- Chuẩn bị mẫu: Ly tâm mẫu tách huyết tương.
- Trước khi đo mẫu tiến hành chuẩn máy bằng các dung dịch chuẩn 0, 300,900 mOsmol. Khi các điểm đã đạt chuẩn.
- Đo mẫu: Lấy 100ml mẫu (huyết tương, nước tiểu) vào ống Eppendorf, đặt ống vào vị trí đo mẫu. Tiến hành các bước theo chỉ dẫn trên máy.
- Kết quả đo mẫu được hiển thị trên màn hình máy đo, nếu máy báo lỗi thực hiện lại quá trình đo với mẫu khác.
- Quy trình đo được lặp lại 3 lần để đảm bảo độ chính xác.
- Vệ sinh sạch sẽ máy (buồng đo, điện cực đo, kim đo), tắt máy.
3. Đánh giá kết quả
Kết quả đo phải có độ lặp lại.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hữu Chấn (2001), Hóa sinh, Nhà xuất bản Y học, trang 608- 616, 722 - 724.
2. Nguyễn Thế Khanh, Nguyễn Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, trang 15 - 16, 418 - 419, 702 - 704.
3. Flanagan R. J. et al (1995), Basic analytical tô xycology, Wordl health organization, Geneva, p 15.