Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG MỘT CHỈ TIÊU KIM LOẠI NẶNG TRONG MÁU BẰNG MÁY QUANG PHỔ HẤP PHỤ NGUYÊN TỬ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG MỘT CHỈ TIÊU KIM LOẠI NẶNG TRONG MÁU BẰNG MÁY QUANG PHỔ HẤP PHỤ NGUYÊN TỬ

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

Phương pháp phổ hấp thu nguyên tử (AAS)

Là phương pháp dựa trên nguyên lý hấp thu của hơi nguyên tử. Người ta cho chiếu vào đám hơi nguyên tử một năng lượng bức xạ đặc trưng của riêng nguyên tử đó. Sau đó đo cường độ còn lại của bức xạ đặc trưng này sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, sẽ tính ra được nồng độ nguyên tố có trong mẫu đem phân tích. 

Máy quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS)

Bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

- Nguồn phát tia bức xạ cộng hưởng của nguyên tố cần phân tích: thường là đèn cathod rỗng HCL hoặc đèn phóng điện không cực EDL

-Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích, có hai loại kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu:

+ Kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa, sử dụng khí C2H2 và không khí nén hoặc ô xyt nitơ (N2O), gọi là Flame AAS, …

+ Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa, sử dụng lò đốt điện, gọi là ETA-AAS (Electro - Thermal-Atomization AAS)

- Bộ đơn sắc có nhiệm vụ thu nhận, phân ly và ghi tính hiệu bức xạ đặc trưng sau khi được hấp thu

- Hệ điện tử/máy tính để điều khiển và xử trí số liệu

Máy AAS có thể phân tích các chỉ tiêu trong mẫu có nồng độ từ ppb - ppm. Mẫu phải được vô cơ hóa thành dung dịch rồi phun vào hệ thống nguyên tử hóa mẫu của máy AAS. Khi cần phân tích nguyên tố nào thì ta gắn đèn cathode lõm của nguyên tố đó. Một dãy dung dịch chuẩn của nguyên tố cần đo đã biết chính xác nồng độ được đo song song. Từ các số liệu đo được ta sẽ tính được nồng độ của nguyên tố cần đo có trong dung dịch mẫu đem phân tích. 

Ưu điểm của máy AAS:

· Độ chính xác của máy AAS cao: RSD < 2%

· Độ lặp lại rất tốt: RSD < 1%

· Độ nhạy: rất nhạy, đo dược hàm lượng tới ppb (microgam/kg)

· Phân tích được rất nhiều nguyên tố và thời gian phân tích nhanh

Chỉ định điều trị

Người bệnh nghi ngờ ngộ độc kim loại nặng như: Pb, Hg, As, Cd, ...

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định trong xét nghiệm kim loại nặng

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

Kỹ thuật viên xét nghiệm 01 người

2. Phương tiện

Gồm các hóa chất và thiết bị kỹ thuật trong danh sách sau đây:

1                     Dung môi, hóa chất                                                                   0.5 lít

2                      Khí Argon                                                                                1 lít

3                     Khí CO2                                                                                     0.5 lít

4                     Khí C2H2                                                                                    1 lít

5                     Khí N2O                                                                                   1 lít

6                     Lò graphit                                                                                 0.001 cái

7                     Bơm tiêm 5 ml                                                                          1 cái

8                     Ống nhựa                                                                                 2 cái

11                    Kim nhựa                                                                                  1 cái

12                    Đèn: cathod, đèn phóng điện không cực, D2 (Deterium)            0.001 cái

13                    Cốc bạch kim (xử trí mẫu), …                                                    0.004 cái

14                    Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS                                     1 cái

15                    Pipet                                                                                       0.01 cái

16                    Đầu côn xanh                                                                            4 cái

17                    Đầu côn trắng                                                                           2 cái

18                    Đầu côn vàng                                                                            2 cái

19                    Nước cất 2 lần                                                                          1 lít

20                    Bông

21                    Băng dính

22                    Cồn

23                    Găng tay                                                                                   2

24                    Khẩu trang                                                                                1

25                    Mũ phẫu thuật                                                                           1

26                    Giấy xét nghiệm, mực in, barcode

3. Hồ sơ

- Tiếp nhận giấy chỉ định kèm theo chữ ký của bác sỹ

- Lưu lại thông tin về người bệnh và bệnh phẩm cũng như phẩn kết quả vào hồ sơ xét nghiệm để hồi cứu

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra bệnh phẩm

- Đối chiếu thông tin người bệnh (họ tên, tuổi, giới, ngày làm xét nghiệm) ghi trên hộp, lọ đựng bệnh phẩm) trùng với tên người bệnh trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trong hồ sơ lưu

Kiểm tra số lượng và chất lượng bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm hay không trước khi tiến hành xử trí mẫu

2. Thực hiện kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị mẫu

Mẫu máu pha loãng theo tỷ lệ 1: 9 với dung dịch cải biến nền gồm NH4H2PO40,2%, TritonX-100 0,5% và HNO3 0,2%.

Hoặc mẫu máu và nước tiểu: Lấy 2 ml đối với mẫu máu, 0,1 g đối với mẫu tóc và 5 ml đối với mẫu nước tiểu cho vào bình phản ứng 50 ml, lần lượt cho vào bình 2 ml hỗn hợp axit HNO3/HClO4 đậm đặc tỉ lệ 1:1 và 5 ml axit H2SO4đặc và đun ở nhiệt độ 250oC trong 30 phút. Mẫu sau khi được phân hủy hết để nguội và định mức đến 50 ml sau đó đo phổ hấp thụ nguyên tử

Điều kiện đo phổ

Sau mẫu được phân tích theo kỹ thuật đường chuẩn với các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử như sau:

Nguồn sáng: Đèn catốt rỗng (HCl)

Bước sóng: 283,3 nm

Độ rộng khe đo: 0,7 nm

Cường độ dòng đèn catốt rỗng: 10 mA

Thể tích mẫu đo: 20ml

Cuvet sử dụng: Loại đã được biến tính

Kỹ thuật nguyên tử hóa: Lò graphit

Chế độ đo: Có bổ chính nền (AA-BG)

Kỹ thuật bổ chính nền: Đèn D2 (Deterium)

Và thực hiện theo chương trình nhiệt độ cho lò graphit như sau:

Các quá trình

Nhiệt độ (oC)

Thời gian tăng

Thời gian duy trì

Sấy khô

100-200

5 (giây)

30(giây)

Tro hóa luyện mẫu

800

10(giây)

20(giây)

Nguyên tử hóa mẫu

1800

0(giây)

5(giây)

Làm sạch

2600

1(giây)

5(giây)

2.2. Xây dựng đường chuẩn

Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ đồng lần lượt là: 0; 5; 10; 15; 20; 25mg/100 ml trong nền gồm các ion Na, K, Ca,  mg, NaCl (130 mmol/l), KCl (5 mmol/l), CaCl2 (2,5 mmol/l) và MgCl2 (0,8 mmol/l). Sau đó lấy 1 ml dung dịch chuẩn trên cho vào các ống nghiệm đã có sẵn 9ml dung dịch cải biến nền và tiến hành đo phổ hấp thụ nguyên tử của chì theo các điều kiện tối ưu đã lựa chọn, nồng độ của chỉ trong các mẫu thực lần lượt là 0; 5, 0; 10,0; 15, 0; 20,0; 25, 0mg/l. 

2.3. Mẫu QC

Trong quá trình phân tích mẫu và lập đường chuẩn, tiến hành phân tích đồng thời 3 mẫu QC máu chuẩn với 3 mức nồng độ khác nhau: Level 1 (OK0336), mẫu Level 2 (MR9067), mẫu Level 3 (OK 0337). Các kết quả phải đảm bảo có sai số nhỏ hơn 5%. 

2.4. Kết quả

Hàm lượng chì trong mẫu máu được xác đinh lặp lại 3 lần, giá trị thu được là giá trị trung bình của 3 lần đo, kết quả được tự động tính toán qua đường chuẩn