Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG MỘT CHỈ TIÊU BẰNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
1. Sơ lược về hệ thống sắc ký khí (GC)
Mẫu được bơm vào trong và theo dòng khí mang (khí mang thường là N2) đưa đến cột sắc ký (pha tĩnh). Mẫu khi qua cột này sẽ được hấp phụ lên trên pha tĩnh đó. Sau đó, các chất lần lượt tách khỏi cột theo dòng khí ra ngoài được ghi nhận bởi đầu dò. Từ các tín hiệu nhận được máy tính sẽ xử trí và biểu hiện kết quả bằng sắc ký đồ. Các chất được xác định nhờ giá trị thời gian lưu trên sắc ký đồ.
Hệ thống GC bao gồm các thành phần cơ bản như sau:
-Nguồn cung cấp khí mang: cung cấp các khí như: N2, H2, ...
-Lò cột: dùng để điều khiển nhiệt độ cột phân tích
-Bộ phận tiêm mẫu: dùng để đưa mẫu vào cột phân tích.
-Cột phân tích: Có 2 loại cột: cột nhồi và cột mao quản.
-Đầu dò: dùng phát hiện tín hiệu để định tính và định lượng các chất cần phân tích. Có nhiều loại đầu dò khác nhau tùy theo mục đích phân tích như đầu dò ion hóa ngọn lửa, đầu dò dẫn nhiệt, đầu dò cộng kết điện tử, đầu dò quang hóa ngọn lửa, đầu dò NPD, đầu dò khối phổ.
-Bộ phận ghi nhận tín hiệu: ghi tín hiệu do đầu dò phát hiện.
2. Nguyên tắc hoạt động hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS)
Hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ cũng bao gồm các bộ phận của máy GC trong đó đầu dò là đầu dò khối phổ.
Các cấu tử của mẫu sau khi tách ra khỏi cột mao quản sẽ đi vào trong đầu dò khối phổ. Tại đây, tùy thuộc vào bản chất của chất cần phân tích, sẽ diễn ra quá trình ion hóa với các kiểu ion hóa khác nhau (API, ESI hay APPI), sau đó các ion được ghi nhận bởi đầu dò.
Chỉ định điều trị
Phương pháp được chỉ định với người bệnh ngộ độc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzen, toluen, xylen, ...
Chống chỉ định
Không có chống chỉ với phương pháp định lượng độc chất bằng sắc ký khí khối phổ.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Kỹ thuật viên xét nghiệm
2. Phương tiện: bao gồm
1 Mẫu chuẩn, nội chuẩn 0.2 gam
2 Dung môi hóa chất 2 lít
3 Cột tách 0.001 cái
4 Bơm tiêm 5 ml 1 cái
5 Bơm tiêm 1 ml 2 cái
6 Kim nhựa 1 cái
7 Ống nhựa 2 cái
8 Ống nghiệm có nắp vặn (10cm x 13mm) thủy tinh 1 cái
9 Lọ đựng mẫu (chạy máy GC) 1 cái
10 Cột chiết pha rắn 1 cái
11 Dung môi rửa giải 100 ml
12 Màng lọc mẫu 1 cái
13 Bình lọc chân không 0.001 cái
14 Bể siêu âm 0.001 cái
15 Lọ đựng dung môi 0.002 cái
16 Bảo vệ cột GC 0.05 cái
17 Đầu lọc dung môi 0.002 cái
18 Nước cất 2 lần 1 lít
19 Khí heli 0.5 lít
20 Đèn DAD,… 0.004 cái
21 Dây dẫn dung môi các loại 0.001 cái
22 Dầu chân không 0.01 lít
23 Dung dịch tune chuẩn máy GC/MS 0.02 lọ
24 Máy sắc ký khí khối phổ GC/MS 1 cái
25 Bông
26 Băng dính
27 Cồn
28 Găng tay 3 đôi
29 Bông, băng, gạc, cồn 1 lần
30 Khẩu trang 1 cái
31 Mũ phẫu thuật 1 cái
32 Giấy xét nghiệm, mực in, barcode
33 MicroPipet 0.01 cái
3. Hồ sơ
- Tiếp nhận giấy chỉ định kèm theo chữ ký của bác sỹ
- Lưu lại thông tin về người bệnh và bệnh phẩm cũng như phẩn kết quả vào hồ sơ xét nghiệm để hồi cứu
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra bệnh phẩm
Đối chiếu thông tin người bệnh (họ tên, tuổi, giới, ngày làm xét nghiệm) ghi trên hộp, lọ, ống đựng bệnh phẩm) trùng với tên người bệnh trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trong hồ sơ lưu
Kiểm tra số lượng và chất lượng bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm hay không trước khi tiến hành xử trí mẫu
2. Thực hiện kỹ thuật
2.1. Chất chuẩn
- Chất chuẩn: 5 nồng độ khác nhau.
- Nội chuẩn
2.2. Chuẩn bị mẫu
- Chiết mẫu đã cho thêm nội chuẩn bằng cột chiết pha rắn:
Sử dụng cột chiết pha rắn để chiết mẫu (C-18, C-8, Evidex,…)
Sử dụng MeOH để rửa cột
Sử dụng đệm để hoạt hóa cột.
H2O dùng để rửa cột sau khi cho mẫu chạy qua.
Sau đó cho HCl 0.1N qua cột và rửa cột bằng MeOH.
Rửa giải chất cần phân tích bằng hệ dung môi thích hợp
- Làm khô mẫu bằng khí nitơ
- Hòa cắn chiết bằng 2 ml methanol
- Chuyển mẫu vào lọ thủy tinh dung tích 10 ml, 20 ml.
- Đậy nắp cao su và nắp nhôm và cho vào máy
2.3. Điều kiện sắc ký khí
- Cột HP-5MS, DB-5MS, HP-1, HP-5.
- Tốc độ dòng 1,5 ml/phút.
- Khí mang Nitơ.
- Nhiệt độ đầu cột 250oC.
- Nhiệt độ lò: chạy chương trình nhiệt độ phù hợp với loại chất cần phân tích.
- Detector µECD, NPD.
2.4. Đánh giá kết quả
- Phổ DAD của chất cần phân tích phải giống phổ của chất chuẩn, có thời gian lưu trùng với thời gian lưu của chất chuẩn.
- Phổ MS có thời gian lưu và m/z trùng với m/z của chất chuẩn.
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tử An, Nguyễn Văn Tuyền (1984), Bài giảng kiểm nghiệm độc chất, Nhà xuất bản Y học, trang 5 - 11, 66 - 81.
2. Đào Trọng Phúc (2005), “Quy trình giao nhận và bảo quản và lưu mẫu, Quy trình xử trí mẫu để tiến hành phân tích giám định”, Danh mục quy trình thường quy, Viện Y học Tư pháp Trung ương, Bộ Y tế.
3. Phạm Hùng Việt (2005), Sắc ký khí: cơ sở lý thuyết và khả năng ứng dụng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội.
4. Flanagan R. J. et al (1995), Basic analytical tô xycology, Wordl health organization, p19 - 58.
5. Clarke E. G. C. (2005), Isolation and Identification of Drugs, The phamaceutical press, 3rd Ed.
6. Susan Budavari et al (1996), The Merkc Index, Whitehouse Station, 12th Ed.
7. Pragst F., Herzler M., Herre A., Erxleben B. -T., Rothe M. (2001), UV spectra of tô xyc compounds, Verlag Dr. Dieter Helm, Heppenheim.