Các bài viết liên quan
- QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH ĐI LÀM CÁC THỦ THUẬT CAN THIỆP VÀ CHỤP CHIẾU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY TRUYỀN DỊCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ PHÒNG LOÉT Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỬ ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT GỘI ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG MỘT CHỈ TIÊU THUỐC BẰNG MÁY SINH HÓA MIỄN DỊCH
Quyết định số: 1904/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00
Đại cương
1. Khái niệm về ELISA
Nguyên tắc: Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay - xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme) có rất nhiều dạng mà đặc điểm chung là đều dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng thể được gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp (thường là nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể với kháng nguyên và thông qua cường độ màu mà biết được nồng độ kháng nguyên hay kháng thể cần phát hiện.
Phương pháp này được thiết kế cho việc phát hiện và định lượng vật chất như peptides, protein, antibodies, hormone,…
Kỹ thuật này khá nhạy và đơn giản, cho phép ta xác định kháng nguyên hoặc kháng thể ở một nồng độ rất thấp (khoảng 0,1 ng/ml). So với kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA-Radio Immuno Assay) thì kỹ thuật này rẻ tiền và an toàn hơn mà vẫn đảm bảo độ chính xác như nhau. ELISA được dùng để xác định nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh.
2. Kỹ thuật ELISA gồm ba thành phần tham gia phản ứng là: kháng nguyên, kháng thể và chất tạo màu; thực hiện qua hai bước:
- Phản ứng miễn dịch học: Là sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể
- Phản ứng hóa học: Thông qua hoạt tính xúc tác của enzyme làm giải phóng ôxy nguyên tử O từ H2O2 để ôxy hóa cơ chất chỉ thị màu, do đó làm thay đổi màu của hỗn hợp trong dung dịch thí nghiệm.
Chỉ định điều trị
Xét nghiệm được sử dụng để định lượng nồng độ thuốc điều trị như: kháng sinh, thuốc tim mạch, huyết áp, thuốc ngủ, an thần,…
Chống chỉ định
Phương pháp không có chống chỉ định
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Kỹ thuật viên xét nghiệm
2. Phương tiện
Gồm các hóa chất và thiết bị kỹ thuật trong danh sách sau đây:
1 Kit 2.0 ml
2 Chất chuẩn, hóa chất 1 lần
3 Sample cup 2 cái
4 Ống nghiệm 1 cái
5 Cuvette 8 cái
6 Đèn halogen 0.001 cái
7 Dây bơm 0.004 cái
8 Máy sinh hóa AU 680 1 cái
9 Nước cất 40 ml
10 Đầu côn xanh 2 cái
11 Pipet tự động 0.008 cái
12 Giấy xét nghiệm, mực in, barcode
13 Cồn nhanh 4 ml
14 Xà phòng rửa tay 2 ml
15 Găng tay sạch 2 đôi
16 Khẩu trang 0.5 cái
17 Mũ phẫu thuật 0.5 cái
3. Hồ sơ
- Tiếp nhận giấy chỉ định kèm theo chữ ký của bác sỹ
- Lưu lại thông tin về người bệnh và bệnh phẩm cũng như phẩn kết quả vào hồ sơ xét nghiệm để hồi cứu
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra bệnh phẩm
- Đối chiếu thông tin người bệnh (họ tên, tuổi, giới, ngày làm xét nghiệm) ghi trên hộp, lọ đựng bệnh phẩm) trùng với tên người bệnh trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trong hồ sơ lưu
- Kiểm tra số lượng và chất lượng bệnh phẩm có thể làm xét nghiệm hay không trước khi tiến hành xử trí mẫu
2. Thực hiện kỹ thuật
Xây dựng giới hạn, nồng độ phát hiện:
Sử dụng các dung dịch hóa chất, chất chuẩn sau để xây dựng khoảng phát hiện, đường chuẩn của phương pháp đo.
- Đo mẫu Blank
- Đo mẫu Chuẩn (Calibration)
- Đo kiểm tra điểm chuẩn thấp (Standard Low)
- Đo kiểm tra điểm chuẩn cao (Standard high)
- Đo mẫu nước cất
- Đo mẫu thuốc chuẩn
- Dung dịch nội chuẩn
Khi đã đạt tất cả các bước trên, tiến hành đo mẫu
3. Đánh giá kết quả
Nồng độ thuốc được tính toán tự động dựa trên đường chuẩn của thuốc cần xác định.
Mẫu xét nghiệm âm tính: người bệnh không sử dụng chất thuốc hoặc nồng độ thuốc thấp dưới ngưỡng phát hiện.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hữu Chấn (2001), “Enzym và xúc tác sinh học”, Hóa sinh, Nhà xuất bản Y học, trang 196 - 233.
2. Đỗ Ngọc Liên (2004), Miễn dịch học cơ sở, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
3. Nguyễn Thế Khanh, Nguyễn Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà nội, trang 5 - 10.
4. Goldfrank et al (2006), Goldfrank’s Tô xycologic Emergencies, 8th Edition.