Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG THUỐC GIẢI ĐỘC TRONG NGỘ ĐỘC CẤP (Chưa kể tiền thuốc)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG THUỐC GIẢI ĐỘC TRONG NGỘ ĐỘC CẤP (Chưa kể tiền thuốc)

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

- Thuốc giải độc (antidote) nói chung bằng các cơ chế khác nhau có tác dụng đặc hiệu đối kháng, làm mất tác dụng, giảm nhẹ độc tính hoặc rút ngắn thời gian gây độc của chất độc đối với cơ thể người nhiễm độc. 

- Tuy với số lượng trên thực tế còn rất ít so với số lượng chất độc nhưng thuốc giải độc là một biện pháp điều trị đặc hiệu có hiệu quả đặc biệt cao trong chẩn đoán và điều trị ngộ độc. 

- Một số thuốc giải độc đã có quy trình sử dụng riêng. Quy trình sau đây có tính chất hướng dẫn chung cho phần lớn các thuốc còn lại, tuy nhiên không thể cung cấp thông tin chi tiết cho tất cả các thuốc giải độc được nêu. 

Chỉ định điều trị

Mỗi loại ngộ độc có một hoặc một số thuốc giải độc riêng. 

Chống chỉ định

- Chống chỉ định chung: dị ứng với loại thuốc giải độc dự kiến dùng. 

- Chi tiết về chống chỉ định với từng thuốc, xin xem ở phần phụ lục 1.

Chuẩn bị

: chuẩn bị cụ thể tùy theo từng thuốc khác nhau

1. Dụng cụ, vật tư

¡ Thuốc giải độc: loại thuốc, số lượng tùy theo loại ngộ độc và tình trạng người bệnh. 

¡ Các thuốc dùng hỗ trợ: tùy theo thuốc giải độc cụ thể, ví dụ: natriclorua 0,9%, glucose 5%, glucose ưu trương, natribicarbonate, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu,…

¡ Các trang thiết bị, dụng cụ, cụ thể tùy theo từng loại ngộ độc:

- Máy truyền dịch

- Bơm tiêm điện

- Bộ dụng cụ uống thuốc

- Bộ dụng cụ khí dung

- Gói dụng cụ tiêu hao

- Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn

- Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân

- Bộ dụng cụ, thuốc thủ thuật

- Bộ dụng cụ tiêm truyền vô khuẩn

- Dụng cụ, máy theo dõi monitor

- Các dụng cụ điều trị hỗ trợ, triệu chứng khác

2. Người bệnh hoặc người nhà: được giải thích trước về kỹ thuật. 

3. Người thực hiện: 01 bác sỹ, 01 y tá. 

4. Hồ sơ bệnh án: bệnh án, bảng theo dõi chăm sóc và thực hiện thuốc của điều dưỡng, phiếu theo dõi quá trình giải độc (phụ lục). 

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra thuốc và người bệnh

- Thực hiện kiểm tra thuốc: theo quy chế bệnh viện. 

- Kiểm tra các đặc điểm cảm quan của thuốc: màu sắc, độ trong, đục của thuốc để xem thay đổi màu sắc, đục, có kết tủa của thuốc, hạn sử dụng. 

- Kiểm tra lại việc đánh giá các tình trạng nhiễm độc: mức độ nặng, nồng độ độc chất, biến chứng,…

2. Thực hiện thuốc

¡ Pha chế thuốc hoặc nạp thuốc: hút thuốc, pha thuốc (với các thuốc dạng bột hoặc cần pha loãng trước khi thực hiện). 

¡ Thông báo cho người bệnh (hoặc người đại diện cho người bệnh) về việc dùng thuốc. 

¡ Lắp đặt các dụng cụ theo dõi (VD monitor theo dõi), sẵn sàng các dụng cụ cấp cứu. 

¡ Theo dõi sát diễn biến trong và sau thực hiện thuốc:

- Mắc máy truyền dịch hoặc bơm tiêm điện (đặt tốc độ đưa thuốc). 

- Báo bác sỹ để chứng kiến việc dùng thuốc và cùng theo dõi người bệnh tại giường. 

- Thực hiện thuốc theo y lệnh. 

- Quan sát, đánh giá người bệnh trong và sau khi thực hiện thuốc. 

- Bác sỹ căn cứ tác dụng, đáp ứng với thuốc và diễn biến của người bệnh để xét dùng liều thuốc giải độc tiếp theo hoặc điều chỉnh phác đồ. 

¡ Ghi chép lại: tên thuốc, liều thuốc, đường dùng, tốc độ dùng, lượng thuốc thực tế đưa vào người bệnh, thời gian dùng và tình trạng người bệnh trong và ngay sau dùng thuốc. 

Tai biến và xử trí

- Các phản ứng dị ứng, bao gồm sốc phản vệ: chẩn đoán và xử trí theo phác đồ của Bộ Y Tế. 

- Các tác dụng phụ, tai biến khác: cụ thể khác nhau với từng thuốc. 

Tài liệu tham khảo

1. POISINDEX® Managements (2012), MICROMEDEXÒ 2.0 (Healthcare Series), Thomson Reuters, United States. 

2. Flomenbaum, Neal E.; Goldfrank, Lewis R.; Hoffman, Robert S. et al (2006), Goldfrank’s Tô xycologic Emergencies, 8th Edition, McGraw-Hill, United States. 

3. Olson K. R. (2007), Poisoning & Drug Overdose, McGraw-Hill, United States. 

4. National Poison Centres (2012), TÔ XYNZ - POISON INFORMATION, www.Tô xynz.com, New Zealand.