Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG RẮN CẮN HOẠI TỬ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG RẮN CẮN HOẠI TỬ

Quyết định số: 1904/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 30/05/2014 12:00

Đại cương

Rắn cắn gây hoại tử vết thương có thể gây sốc nhiễm khuẩn dẫn đến tử vong vì vậy việc thay băng rắn cắn hoại tử hàng ngày nhằm mục đích:

-Đánh giá tình trạng hoại tử vết thương. 

-Xử trí hạn chế nhiễm khuẩn

Chỉ định điều trị

Vết thương do rắn cắn hoại tử. 

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: 02 điều dưỡng

Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang

2. Dụng cụ:

STT           Dụng cụ                                                                  Đơn vị              Số lượng

1               Dụng cụ tiêu hao                                                     gói                  01

2               Dụng cụ rửa tay, sát khuẩn                                      gói                  01

3               Dụng cụ bảo hộ                                                      bộ                   01

4               Dụng cụ thủ thuật                                                    bộ                   01

5               Dụng cụ chăm sóc, thay băng vô khuẩn                   bộ                   01

6               Nước muối Natriclorua 0,9%                                    ml                    500

7                Ô xy già (nếu cần)                                                   ml                    20

8               Tấm ni lông                                                             cái                    01

9               Túi đựng đồ bẩn                                                     cái                   01

3. Người bệnh: giải thích, động viên người bệnh

4. Phiếu theo dõi chăm sóc. 

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ xem lại y lệnh của bác sĩ, kiểm tra người bệnh

2. Trải nilon dưới vết thương. 

3. Mở hộp chăm sóc, rót dung dịch nước muối nước muối sinh lý 0,9%, ra bát kền. 

4. Điều dưỡng đi găng sạch bộc lộ vết thương. 

5. Tháo bỏ băng cũ, đánh giá tình trạng vết thương về mức độ viêm, hoại tử

6. Thay găng vô khuẩn, dùng kẹp phẫu tích gắp gạc củ ấu đã tẩm ôxy già và rửa vết thương cho người bệnh, sau đó rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9%, rửa vết thương theo thứ tự:

Rửa từ mép vết thương ra xung quanh theo hình xoáy trôn ốc. 

Thay gạc củ ấu rửa bên trong vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% đến khi sạch.

7. Thấm khô vết thương bằng bông gạc, sát khuẩn vết thương lần 2 bằng gạc củ ấu thấm PVP 10%. Nếu vết thương tổn thương rộng có thể đắp gạc tẩm PVP 10%. 

8. Cắt lọc phần hoại tử

9. Sát khuẩn sạch bằng PVP 10%

10. Đắp đường, băng gạc che kín vết thương và băng lại. 

11. Thao bỏ găng

12. Để người bệnh tư thế thoải mái

13. Thu dọn dụng cụ. 

14. Ghi phiếu theo dõi chăm sóc

Tai biến và xử trí

Chảy máu nếu cắt lọc sâu vào mạch máu hoặc tổ chức tân tạo: rửa sạch vết thương, đánh giá tổn thương, khâu cầm máu nếu cần. 

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Trọng (2004), “Kỹ thuật thay băng thường quy”, Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập II, Nhà xuất bản y học, trang 169-172. 

2. Lê Ngọc Trọng (2004), “Chăm sóc trẻ bị loét do nằm lâu”, Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập II, Nhà xuất bản y học, trang 206-261. 

3. Nguyễn Quốc Anh(2012), “Bảng kiểm kỹ thuật thay băng vết thương”, Bảng kiểm các quy trình kỹ thuật cơ bản chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, trang 15.