Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ARNOLD CHIARI

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ARNOLD CHIARI

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

Dị dạng Chiari (Chiari malformation) loại I là một trong 4 loại dị dạng Chiari bẩm sinh hiếm gặp của vùng bản lề cổ chẩm, với đặc điểm cơ bản là sự di chuyển xuống thấp của hạnh nhân tiểu não qua lỗ chẩm.
ICD: Q07.0

Chỉ định điều trị

Dị dạng Arnold Chiari I có biểu hiện triệu chứng lâm sàng

Chống chỉ định

– Người bệnh không thể gây mê
– Người bệnh có các bệnh lý về rối loạn đông máu

Chuẩn bị

1. Người thực hiện:
– Phẫu thuật viên chuyên khoa
– Số lượng: Phẫu thuật viên, phụ phẫu thuật viên: 2 người
2. Người bệnh:
– Khám chẩn đoán bệnh chính 
– Khám phát hiện các bệnh lí phối hợp và các yếu tố liên quan
– Giải thích cho người bệnh và gia đình cách thức mổ, các nguy cơ, tai biến trong và sau mổ
– Nhịn ăn uống, test kháng sinh, thụt tháo sạch
– Cạo tóc gáy
3. Phương tiện:
– Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống cổ - sọ não
– Khoan máy cùng hệ thống mũi khoan cắt sọ
– Kính vi phẫu chuyên dụng phẫu thuật thần kinh
– Miếng vá nhân tạo, ghim cố định xương sọ, keo sinh học, vật liệu cầm máu trong mổ…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 3-4 giờ

Các bước tiến hành

1. Tư thế: Người bệnh nằm sấp đầu cố định trên gá sọ hoặc kê gối, cố định vào bàn mổ
2. Vô cảm: Mê nội khí quản toàn thân
3. Kỹ thuật:
– Bước 1: Rạch da đường thẳng, trung tâm tương ứng lỗ chẩm.
– Bước 2: Mở xương lỗ chẩm: mở lỗ chẩm với kích thước từ lỗ chẩm lên 3 cm, từ đường giữa sang 2 bên ít nhất 1,5 cm
– Bước 3: Cắt cung sau C1
– Bước 4: Mở màng cứng hình chữ Y, cố gắng bảo tồn màng nhện
– Bước 5: Tạo hình màng cứng
– Bước 6: Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu

Tai biến và xử trí

1. Theo dõi:
– Theo dõi các chỉ số sinh tồn
– Kháng sinh dự phòng, giảm đau
– Theo dõi các dấu hiệu thần kinh khu trú, phát hiện biến chứng sớm.
2. Các biến chứng có thể xảy ra:
– Chảy máu sau mổ: phát hiện sớm khi có dấu hiệu lâm sàng, chụp cắt lớp kiểm tra nếu cần. Khi có máu tụ nội sọ cần xử lý sớm theo thương tổn. Rò dịch não tuỷ: khâu lại vết mổ hoặc mổ lại vá rò
– Nhiễm trùng vết mổ: kháng sinh, thay băng hàng ngày hoặc mổ làm sạch ổ nhiễm
trùng