Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG TỦY SỐNG

PHẪU THUẬT MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG TỦY SỐNG

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

Tụ máu ngoài màng cứng tủy cấp tính tiên phát là một bệnh hiếm gặp, có tỷ lệ mắc hàng năm là 1/1.000.000 khởi phát đột ngột bởi các triệu chứng thần kinh ở mức độ nặng, đòi hỏi chẩn đoán xử trí sớm để hạn chế tổn thương thần kinh đem lại. máu tụ ngoài màng tủy tiên phát là những trường hợp không do nguyên nhân chấn thương, có thể đi kèm với các yếu tố thuận lợi khác như: Hemophilia, khối u, dị dạng động tĩnh mạch, sử dụng thuốc chống đông, tăng huyết áp, rặn - hắt hơi hoặc bê - nâng vật nặng.

Chỉ định điều trị

Máu tụ ngoài màng cứng có triệu chứng chèn ép thần kinh

Chống chỉ định

– Người bệnh có bệnh lý toàn thân không thể phẫu thuật, bệnh lý về đông máu cần phải hội chẩn trước phẫu thuật
– Người bệnh có tình trạng nhiễm trùng toàn thân, hoặc viêm nhiểm tại vùng mổ

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: một phẫu thuật viên chính và một phẫu thuật viên phụ
2. Người bệnh: được hoàn chỉnh xét nghiệm trước mổ, chụp cộng hưởng từ đánh giá vị trí, tính chất và chiều dài khối máu tụ, được nghe giải thích và đồng ý với phương pháp mổ và các biến chứng rủi ro có thể xảy ra trước, trong, sau khi mổ. Được khám gây mê trước mổ đảm bảo đủ sức khỏe để mổ.
3. Phương tiện:
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật:

Các bước tiến hành

1. Tư thế: Người bệnh đặt tư thế nằm sấp, chụp CARM để xác định các mốc giải phẫu tương ứng với trên phim cộng hưởng từ
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật: 
– Bước 1: rạch da đường sau theo vị trí khối máu tự đã được xác định mốc trước trên CARM và phim cộng hưởng từ
– Bước 2 tách khối cơ cạnh sống
– Bước 3: bộc lộ cung sau
– Bước 4: dùng khoan mài và kerrison mở cung sau ngang mức khối máu tụ
– Bước 5: bơm rửa sạch khối máu tụ và cầm máu các điểm chảy máu bằng vật liệu cầm máu và bipolar
– Bước 6: Đặt dẫn lưu và đóng vết mổ

Tai biến và xử trí

1. Theo dõi:
– Theo dõi lâm sàng mức hồi phục vận động, cảm giác của người bệnh
– Theo dõi tình trạng chảy máu, dẫn lưu sau mổ
2. Các biến chứng có thể xảy ra:
– Xử trí biến chứng rách màng cứng trong mổ
– Xử trí các biến chứng như chảy máu tái phát