Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y

ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y

Quyết định số: 705/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 28/02/2014 12:00

Đại cương

Đây là phương thức điều trị dùng keo phóng xạ 90Y đưa vào khoang màng bụng, để làm giảm nhẹ mức độ tràn dịch do ung thư gây nên. Các hạt keo phóng xạ90Y có kích thước lớn tồn tại trong khoang màng bụng, tia do 90Y phát ra có năng lượng 2,2 Mev với quãng chạy trong tổ chức 9-11 mm sẽ phát huy tác dụng sẽ tác dụng trực tiếp lên các mao mạch, tế bào thanh mạc, tổ chức viêm, xơ, tế bào ung thư di căn phát huy tác dụng điều trị. Tác dụng của bức xạ có khả năng:
- Tiêu diệt các tế bào ung thư lơ lửng tự do trong dịch ổ bụng.
- Tác dụng trực tiếp lên bề mặt khối u di căn trên mặt thanh mạc, phúc mạc.
- Xơ hoá mạch máu nhỏ của màng bụng gây giảm xuất tiết dịch.
 

Chỉ định điều trị

Tràn dịch màng bụng do ung thư di căn.

Chống chỉ định

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên ngành Y học hạt nhân và Ung bướu
- Điều dưỡng Y học hạt nhân và Ung bướu
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Bác sỹ chuyên ngành ung bướu
- Điều dưỡng chuyên ngành ung bướu
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo:
+ Máy siêu âm đầu dò convert và linear
+ Máy chuẩn liều bức xạ bêta, máy đo rà phóng xạ.
- Thuốc phóng xạ: 90YCl3 T1/2 = 64 giờ; phát tia beta, Emax = 2,2 MeV
Liều dùng 20-40 mCi/lần pha trong 50-100ml nước cất vô trùng, tổng liều 80- 120 mCi
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.

- Kim lấy thuốc, kim tiêm, dây truyền.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
 

Các bước tiến hành

- Bước 1:
+ Siêu âm xác định mức dịch ổ bụng, xác định vị trí chọc hút dịch và bơm 90Y.
+ Sát khuẩn. Tiêm vô cảm bằng lidocain, xylocain.
+ Chọc dịch ổ bụng tại điểm giao giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong đường thẳng nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên trái. Rút hết dịch ổ bụng.
- Bước 2: Tiêm thuốc phóng xạ vào khoang màng bụng, rút kim, sát khuẩn. Sau khi tiêm phóng xạ người bệnh cần nằm tại giường 2-4 giờ, thay đổi tư thế nằm nhiều lần để thuốc phóng xạ phân bố đều trong ổ bụng.
 

Tai biến và xử trí

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
- Đáp ứng tốt: Hết dịch ổ bụng.
- Đáp ứng một phần: Giảm lượng dịch >50% so với trước điều trị .
- Đáp ứng kém: Giảm lượng dịch < 50% so với trước điều trị.
- Không đáp ứng: Dịch ổ bụng không thay đổi hoặc tăng thêm.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Toàn thân: Người bệnh buồn nôn, chán ăn, giảm bạch cầu. Xử trí: kháng sinh, chống viêm, chống nôn, corticoid, thuốc kích bạch cầu.
Tại chỗ: tổn thương viêm do bức xạ. Xử trí: kháng sinh, chống viêm, corticoid.