Các bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO THẦN KINH BẰNG 131I – MIBG
- ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ
- ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA HỒNG CẦU NGUYÊN PHÁT BẰNG 32P
- ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾNTIỀN LIỆT BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÖ BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ BƯỚU NHÂN ĐỘC TUYẾN GIÁP BẰNG 131I
- ĐIỀU TRỊ BƯỚU TUYẾN GIÁP ĐƠN THUẦN BẰNG 131I
ĐIỀU TRỊ U MÁU NÔNG BẰNG TẤM ÁP 32P
Quyết định số: 705/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2014 12:00
Đại cương
U máu được phân chia theo độ sâu so với bề mặt da thành: u máu nông (u máu dưới da) và u máu sâu (trong tổ chức, nội tạng). Theo hình thái, u máu được chia thành: u máu phẳng (bề mặt da trên u tương đối phẳng) và u máu thể hang (bề mặt da trên u không phẳng). Các kỹ thuật điều trị hiện đang được áp dụng có: phẫu thuật (áp dụng cho u máu sâu, hình thái phức tạp); chiếu tia X mềm (áp dụng cho u máu nông); tiêm hóa chất gây xơ vào khối u (áp dụng cho u máu nông, dễ gây viêm, hoại tử vùng tiêm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ); điều trị bằng tia laser (áp dụng cho u máu nông, đang được nghiên cứu); tia xạ áp sát da nơi bị u bằng tấm áp phóng xạ 32P (áp dụng cho u máu nông, hiệu quả cao, an toàn, ít tai biến).
Chỉ định điều trị
U máu phẳng, nông (u mao mạch) dưới da.
Chống chỉ định
- Người bệnh đang bị nhiễm khuẩn tại vùng u máu; cần phải điều trị hết nhiễm khuẩn mới tiến hành điều trị bằng tấm áp 32P.
- Tổn thương u máu lan đến niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu môn; chỉ điều trị phần u máu ở da, phía ngoài niêm mạc.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Cán bộ an toàn bức xạ
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
Tấm áp phóng xạ 32P: thuốc phóng xạ32P được tẩm vào vải thô, mềm, kích thước 40x50 mm được bọc kín trong túi polyethylen, hoạt độ phóng xạ ban đầu 120 mCi/ tấm.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Nỉa dài: 2 cái, để gắp và đặt tấm áp lên vị trí da cần áp.
- Băng dính: để cố định tấm áp trên da người bệnh.
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
- Áo chì, kính chì, liều kế cá nhân.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Bác sỹ thăm khám người bệnh, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh (nếu là bệnh nhi) về tình hình bệnh tật, cách thức điều trị, tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, yêu cầu người bệnh hoặc người nhà viết cam kết điều trị bằng tấm áp phóng xạ 32P.
- Được giải thích rõ về quy trình để người bệnh hợp tác với thầy thuốc trong quá trình điều trị.
- Đối với tr nhỏ nên thực hiện áp xạ khi tr ngủ, có thể sử dụng thuốc an thần.
- Người bệnh được hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, bệnh án, xét nghiệm thường qui trước khi bắt đầu điều trị.
Các bước tiến hành
- Kiểm tra hồ sơ: họ tên, tuổi, chẩn đoán, liều lượng áp xạ 32P, liệu trình điều trị.
- Kiểm tra người bệnh: tình trạng cơ thể, tình trạng khối u máu.
Duyệt liều, liệu trình điều trị do bác sỹ chuyên ngành y học hạt nhân đảm nhiệm.
- Thực hiện kỹ thuật:
+ Điều dưỡng viên: dùng nỉa dài để gắp và áp tấm áp 32P theo bề mặt u máu, lưu ý che chắn vùng da lành cho người bệnh (dùng mảnh bìa mỏng).
+ Liều chiếu xạ áp sát 32P: 30 - 32 Gy.
+ Liệu trình: 2 Gy/ ngày x 5 ngày/ tuần.
+ Lịch áp xạ cụ thể như sau:
Ngày Thời gian áp ( giây) Ngày Thời gian áp (giây)
1 220 9 380
2 240 10 400
3 260 11 420
4 280 12 440
5 300 13 460
6 320 14 480
7 340 15 500
8 360 16 520
Tai biến và xử trí
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
- Tốt: xóa hết tổn thương.
- Khá: xóa được 50-70% tổn thương, tiếp tục theo dõi, nếu cần có thể điều trị tiếp liệu trình thứ 2 sau 3 tháng.
- Trung bình: xóa được < 50% tổn thương, tiếp tục điều trị áp xạ cho đến khi xóa hết tổn thương.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
+ Trong quá trình điều trị: hàng ngày kiểm tra các dấu hiệu: có đỏ da không, có bị rát, ngứa không, có phỏng nước tại vị trí áp không, trạng thái toàn thân có gì bất thường.
+ Sau điều trị: tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần để đánh giá kết quả điều trị và xử trí các tác dụng phụ muộn nếu có.
+ Biến chứng: viêm, loét tại chỗ.
+ Viêm, loét: cần điều trị kháng sinh, chống viêm, chống phù nề, thay băng…
+ Mất sắc tố da tại vị trí áp xạ: dùng kem thẩm mỹ để khắc phục.