Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT GỠ DÍNH GÂN GẤP

PHẪU THUẬT GỠ DÍNH GÂN GẤP

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

- Dính gân gấp thường xảy ra sau chấn thương, tổn thương gân quá nặng, không tập phục hồi chức năng hoặc tập PHCN không đúng cách.
- Phẫu thuật gỡ dính gân nhằm phục hồi lại chức năng của chi thể.
- Áp mã ICD: M67

Chỉ định điều trị

Dính gân sau mổ nối gân

Chống chỉ định

Bệnh toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh: Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật. Nhịn ăn trước 6 giờ.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.
4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.
5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút

Các bước tiến hành

1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, cánh tay dạng, cẳng tay ngửa trên bàn phẫu thuật
2. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
- Rạch da vùng tổn thương dựa vào đường mổ cũ và kết hợp khám lâm sàng khu trú vùng tổn thương dính gân.
- Bộc lộ đến phần gân dính, cầm máu.
- Gỡ dính giữa các gân và với tổ chức xung quanh, chú ý bảo tồn các thành phần quan trọng: mạch máu thần kinh.
- Kiểm tra chức năng của gân, khả năng di động của các khớp.
- Nếu gân còn toàn vẹn, có thể chỉ cần gỡ dính đơn thuần, nếu gân đứt có thể nối luôn hay ghép gân ngay thì đầu hoặc cân nhắc đặt silicon chờ ghép gân thì 2.
- Đóng da

Tai biến và xử trí

- Tụ máu, phù nề sau mổ.
- Nhiếm khuẩn sau mổ.
- Tổn thương động mạch, thần kinh
- Tập phục hồi chức năng ngay khi tình trạng vết mổ ổn định