Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT GHÉP CHI

PHẪU THUẬT GHÉP CHI

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

Nối ghép chi thể bị đứt rời là một kỹ thuật khó của chuyên ngành chấn thương chỉnh hình. Để đảm bảo chi thể sau nối ghép có thể sống và hoạt động bình thường đòi hỏi rất nhiều yếu tố như chi thể đứt rời được bảo quản đúng cách, trang thiết bị và trình độ chuyên môn của phẫu thuật viên.

Chỉ định điều trị

Chỉ định khâu nối chi đứt lìa dựa trên 3 yếu tố:  
- Tổng trạng người bệnh: Tổng trạng người bệnh có thể chịu đựng phẫu thuật lớn, kéodài nhiều giờ. Chức năng tuần hoàn, hô hấp, gan thận cho phép.  
- Phần mỏm cụt nơi đứt lìa: không bị bầm dập nặng, mất mô rộng không còn mô mềm để khâu nối.  
- Phần đứt lìa còn tốt không bị bầm dập hay đứt nhiều đoạn.
Cần chú ý: Đứt lìa ngón tay cái có chỉ định khâu nối tuyệt đối vì chức năng chiếm 40-60% chức năng bàn tay.Đứt lìa chi ở trẻ em cũng có chỉ định khâu nối tuyệt đối.

Chống chỉ định

- Thời gian thiếu máu nóng   
+ Chi lớn quá 6 giờ  
+ Ngón tay quá 1 giờ  
- Loại tổn thương  
Bầm dập nặng  
+ Vặn xoắn, kéo đứt đoạn dài  
+ Đứt lìa búp ngón  
+ Đứt lìa 1 ngón duy nhất trừ ngón 1 hay các trường hợp đặc biệt  
- Tiền sử bệnh  
+ Tâm thần  
+ Tiểu đường  
+ Xơ vữa động mạch  
+ Nhồi máu cơ tim  - Có các bệnh toàn thân nặng chưa điều trịổn định: đái tháo đường, cao huyết áp...
+ Bệnh hệ thống nặng

Chuẩn bị

1. Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đãđược đào tạo + kíp mổ vi phẫu 
2. Phương tiện: dụng cụ phẫu thuật chi đầy đủ.
3. Người bệnh: chi thể đứt rời được bảo quản tốt
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật : 6-8 tiếng

Các bước tiến hành

1.Vô cảm: gây mê nội khí quản
2. Tư thế: Phụ thuộc vị trí và chi thể cần phẫu thuật
3. Kỹ thuật
Thông thường nối chi tiến hành theo qui trình sau:  
- Cắt lọc vết thương ở phần đứt lìa và mỏm cụt: lấy bỏ dị vật, mô chết, mô dập nát.  Việc cắt lọc gần các cấu trúc mạch máu hay thần kinh phải thực hiện dưới kính lúp để bảo vệ các cấu trúc này.
- Đánh dấu các cấu trúc mạch máu, thần kinh, gân: Việc tìm và đánh dấu các cấu trúc này giúp cho quá rình khâu nối thuận lợi và nhanh hơn. Trong quá trình  tìm và đánh  dấu, chúng ta xác định được phần mạch máu thần kinh còn tốt để khâu  nối. Việc này rất cần thiết cho quyết định cắt ngắn nhiều hay có ghép mạch máu không. Các gân cơ thường không cần phải đánh dấu, tuy nhiên để việc khâu nối gân nhanh chóng trong thì này chúng ta áp dụng khâu nối gân kiểu Tajima. Tức là khâu chuẩn bị sẵn ở 2 đầu gân trước.  
- Cắt ngắn và kết hợp xương: Ngoại  trừ các trường hợp vết cắt sắc gọn không gây  bầm dập mô mềm không cần phải cắt ngắn xương. Đa số các trường hợp chúng ta phải cắt ngắn xương đề thuận lợi khâu nối mạch máu thần kinh không bị căng. Tuy nhiên ở một vài trường hợp chúng ta có thể không cắt  ngắn xương như vùng gầnkhớp lúc này phải ghép mạch máu.
- Nối gân   
- Nốiđộng mạch  
- Nối tĩnh mạch  
- Nối thần kinh vi phẫu
- Đóng da
Trình tự trên đây có thể  được thay đổi theo từng trường hợp người bệnh. Nếu nạn nhân vào bệnh viện  sớm  sau tai nạn, chúng ta có thể khâu tĩnh mạch trước khi khâu động mạch để tránh mất máu. Nếu nạn nhân đến muộn thì ưu tiên khâu động mạch để tưới máu mô trước khi khâu các cấu trúc khác  

Tai biến và xử trí

1. Theo dõi
- Dùng kháng sinh phổ rộng, phối hợp đường tĩnh mạch
- Giảm đau phối hợp
- Chống phù nề.
2. Xử trí tai biến
- Nhiễm khuẩn vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. 
- Hoại tử phần chi ghép: cắt cụt chi