Các bài viết liên quan
- KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HAI MÂM CHẦY (SCHATZKER V)
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ III 2 XƯƠNG CẲNG CHÂN
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY 2 MẮT CÁ CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT ĐÓNG CỨNG KHỚP CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐỨT GÂN ACHILLE
- PHẪU THUẬT KÉO DÀI CHI
- PHẪU THUẬT GHÉP CHI
- PHẪU THUẬT GÃY TRẬT KHỚP CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT KHX GÃY CỔ MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI
PHẪU THUẬT KHX GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG CHÀY (PILON)
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
- Gẫy đầu dưới xương chày (Pilon) là loại gẫy ở một phần ba dưới xương chày mà đường gãy đi vào diện khớp cổ chân.
- Là loại gãy ít gặp, khó khăn trong phẫu thuật do tổn thương đến diện khớp chày-sên, sên gót, hệ thống dây chằng vùng cổ chân.
- Áp mã ICD: S82.3
Chỉ định điều trị
- Tổn thương tại diện khớp di lệch.
- Diện gãy di lệch trục trong ngoài > 100.
- Điều trị bảo tồn thất bại.
Chống chỉ định
Tổn thương phần mềm chưa ổn định.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ KHX cẳng chân, C-arm ( nếu có).
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
Các bước tiến hành
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê khí quản.
3. Kỹ thuật (KHX nẹp vis/ C-arm)
- Garo gốc chi bằng garo hơi hoặc garo chun.
- Cố định xương mác:
+ Rạch da đường bên ngoài.
+ Đặt lại diện gãy xương mác, đảm bảo giữ độ dài và thằng trục.
- Cố định xương chày:
+ Rạch da đường trước trong.
+ Tái tạo lại mặt khớp xương chày
+ Sử dụng C-arm kiểm tra diện gãy tốt nhất.
+ Nẹp vis cố định vững diện gãy.
+ Có thể ghép xương vào chỗ khuyết ở hành xương để hỗ trợ cho diện khớp.
- Làm sạch diện khớp và diện gãy.
- Dẫn lưu.
- Đóng da 2 lớp.
- Tháo garo.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
- 3 ngày đầu sau mổ: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết thương, dẫn lưu.
- Những ngày sau: Tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng.
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu vết mổ: Băng ép hoặc khâu tăng cường tại vị trí vết mổ.
- Rối loạn dinh dưỡng: Gác cao chân, trườm lạnh, thuốc chống phù nề, tăng cường dinh dưỡng toàn thân.
- Nhiễm trùng: Thay băng hàng ngày, nuôi cấy dịch vết mổ, có thể cần thiết thay kháng sinh theo kháng sinh đồ.