Các bài viết liên quan
- KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HAI MÂM CHẦY (SCHATZKER V)
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ III 2 XƯƠNG CẲNG CHÂN
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY 2 MẮT CÁ CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT ĐÓNG CỨNG KHỚP CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐỨT GÂN ACHILLE
- PHẪU THUẬT KÉO DÀI CHI
- PHẪU THUẬT GHÉP CHI
- PHẪU THUẬT GÃY TRẬT KHỚP CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT KHX GÃY CỔ MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA SAU GÃY CAL LỆCH XƯƠNG
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
- Can lệch là tình trạng ổ gãy xương có can liền nhưng không đúng trục xương giải phẫu.
- Can lệch ảnh hưởng lớn đến chức năng chi thể nên cần được chỉnh sửa kịp thời.
Chỉ định điều trị
- Biến dạng chi thể gây mất chức năng vận động khớp.
- Biến dạng gây ngắn chi dưới gây khó khăn đi lại.
- Biến dạng di lệch xoay gây mất chức năng chi.
- Biến dạng gây đau do chèn ép phần mềm (thần kinh, gân…).
- Biến dạng gây mất thẩm mỹ.
Chống chỉ định
- Nhiễm trùng phần mềm tại chỗ chưa ổn định.
- Người bệnh có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: 01 kíp Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình (3 Bác sĩ).
2. Người bệnh
- Chuẩn bị tâm lý: người bệnh cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ, biến chứng có thể xảy ra, ưu nhược điểm…
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
3. Phương tiện, trang thiết bị
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chỉnh hình.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
4. Dự kiến thời gian tiến hành : 60-90 phút
Các bước tiến hành
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng trên bàn chỉnh hình tùy theo vùng cần phẫu thuật.
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân, gây tê tủy sống hoặc gây tê đám rối cánh tay
3. Kỹ thuật
- Dồn máu, garo gốc chi bằng garo chun hoặc garo hơi.
- Rạch da tách tổ chức dưới da, cân - cơ, bộc lộ vùng can lệch.
- Lấy bỏ tổ chức xơ dính, đục chỉnh trục xương, có thể ghép xương nếu khuyết xương nhiều, cố định khớp bằng kim kirschner, đinh hoặc nẹp vít theo trục giải phẫu.
- Bơm rửa làm sạch vết mổ.
- Đặt 1 dẫn lưu áp lực âm.
- Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu.
- Cố định bột ở tư thế giải phẫu.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
- Sau mổ 24h theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp người bệnh.
- Thay băng và theo dõi tình trạng vết mổ 2 ngày 1 lần.
- Theo dõi lượng dịch ra dẫn lưu, rút dẫn lưu sau 48h.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề và dịch truyền sau mổ.
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng từ ngày thứ 2 sau mổ.
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu: số lượng ít, tiến hành băng ép cầm máu. Số lượng nhiều, máu đỏ tươi, chảy rỉ rả, có thể sát khuẩn, tách mép vết mổ, cầm máu dưới da tại giường. Nếu không hiệu quả, cần mổ lại cầm máu.
- Nhiễm khuẩn: Thay kháng sinh theo kháng sinh đồ, truyền dịch bù điện giải. Không hiệu quả, cần mổ lại, nạo viêm, đặt dẫn lưu, đóng da thưa tiếp tục theo dõi.
- Khớp giả sau mổ: cần mổ lại cố định, ghép xương.