Các bài viết liên quan
- KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HAI MÂM CHẦY (SCHATZKER V)
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY HỞ ĐỘ III 2 XƯƠNG CẲNG CHÂN
- PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY 2 MẮT CÁ CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT ĐÓNG CỨNG KHỚP CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐỨT GÂN ACHILLE
- PHẪU THUẬT KÉO DÀI CHI
- PHẪU THUẬT GHÉP CHI
- PHẪU THUẬT GÃY TRẬT KHỚP CỔ CHÂN
- PHẪU THUẬT KHX GÃY CỔ MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI
PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
- Phẫu thuật ghép xương có cuống mạch là phẫu thuật có sử dụng mảnh ghép xương tự thân có tái lập tuần hoàn nuôi xương: mảnh ghép xương cuống mạch liền (vạt tại chỗ) hoặc mảnh ghép xương cuống tự do (vạt có ghép mạch vi phẫu).
- Ưu điểm là mảnh xương ghép sống dễ liền, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhược điểm kỹ thuật phức tạp, cần phẫu thuật viên chuyên khoa có kinh nghiệm.
Chỉ định điều trị
- Khuyết hổng xương lớn (>5cm).
- Khớp giả khuyết xương lớn đã điều trị ghép xương thất bại.
Chống chỉ định
- Khuyết xương nhiễm trùng chưa ổn định.
- Khuyết xương trên người bệnh có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện: 01 kíp Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình (3 Bác sĩ) và 01 kíp Phẫu thuật viên chuyên khoa vi phẫu (3 Bác sĩ).
2. Người bệnh
- Chuẩn bị tâm lý: người bệnh cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ, biến chứng có thể xảy ra, ưu nhược điểm...
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
3. Phương tiện, trang thiết bị
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chi, bộ dụng cụ mổ vi phẫu.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và chuyên khoa vi phẫu.
4. Dự kiến thời gian tiến hành: 180 phút
Các bước tiến hành
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Phẫu thuật luôn bắt đầu từ nơi nhận: cắt lọc, làm sạch, bộc lộ vùng cần ghép xương.
- Cần dự kiến 2 khả năng có thể xảy ra: Sự khuyết hổng có thể rộng rãi hơn dự kiến ban đầu. Có thể không cần che phủ hoàn toàn gân và xương trong trường hợp phần khuyết hổng tổ chức hạt mọc tốt.
- Bóc tách tổ chức vạt, mạch máu, thần kinh của vạt, khi bóc tách mạch cần lưu ý đảm bảo tĩnh mạch hồi lưu tránh làm tổn thương nội mạc, dễ gây cục máu đông.
- Cắt xương vùng mảnh ghép ở nơi cho.
- Ghép xương nơi nhận, cố định xương vững chắc có cân nhắc vùng ghép cuống mạch vi phẫu.
- Ghép vạt và cuống đến nơi nhận bằng kỹ thuật vi phẫu.
- Chú ý:
+ Đường khâu cần phải được che bằng gạc mỡ kháng sinh, băng dầy có đệm nhưng không chặt.
+ Vạt da cần được kê cao nhưng không quá cao vì làm giảm áp lực tưới máu của vạt.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
- Theo dõi tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt.
- Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vận động, cảm giác, mạch đầu chi.
- Kháng sinh đường tiêm dùng 3-5 ngày sau mổ.
- Giảm đau sau mổ đường tiêm, đặt hậu môn hoặc uống.
- Chống đông.
- Gác chi cao.
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ sớm.
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu vết mổ: băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, dùng thuốc theo kháng sinh đồ.