Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH BÀN CHÂN KHOÈO THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETI

PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH BÀN CHÂN KHOÈO THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETI

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

- Bàn chân khoèo là một dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải. 
- Các đặc điểm tổn thương, biến dạng tùy thuộc vào giai đoạn đến khám của người bệnh, biến dạng nhiều hay ít tùy thuộc vào độ tuổi và các điều trị trước đó, tuy nhiên thường có 4 đặc điểm đi kèm:
+ Phần trước bàn chân bị khép
+ Gót và nửa sau bàn chân vẹo trong
+ Vòm bàn chân bị lõm
+ Bàn chân bị đổ kiểu bàn chân ngựa.
- Nguyên nhân: 
+ Bàn chân khoèo bẩm sinh: Xuất hiện từ khi sinh, biến dạng hình thành vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Nguyên nhân chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng nguyên nhân chính do khiếm khuyết của mầm xương sên dẫn đến biến dạng gấp, khép và nghiên vào trong từ đó phối hợp với các biến dạng của mô mềm; có giả thuyết lại cho rằng bất thường khởi đầu từ khiếm khuyết của phần mềm gây ra biến dạng xương.
+ Bàn chân khoèo mác phải: Do di chứng của bại não, viêm khớp, bại liệt, tổn thương tủy sống…
- Điều trị:
+ Bắt đầu điều trị chỉnh hình bằng nắn và cố định lại tư thế cơ năng của bàn chân càng sớm càng tốt.
+ Phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại.
+ Trong đó phương pháp phẫu thuật chỉnh hình bàn chân khoèo theo phương pháp PONSETI do bác sĩ Ponseti nghiên cứu  và áp dụng thành công  là phương pháp kết hợp phẫu thuật cắt gân gót, bó bột chỉnh hình giai đoạn và đi giày chỉnh hình

Chỉ định điều trị

- Trẻ Sơ sinh đến 3 tuổi (giai đoạn biến dạng chi ít)
- Có tổn thương co gân gót hạn chế gấp bàn chân về cổ chân trong nắn chỉnh bột.

Chống chỉ định

- Người bệnh có chống chỉ định can thiệp ngoại khoa: như bệnh về máu, dị ứng, tim mạch v.v.
- Hạn chế sau 4 tuổi do biến dạng lớn, không còn khả năng bảo tồn.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện:Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình
2. Phương tiện: Bộ dụng cụ mổ xương trẻ em, garô hơi, băng gạc, kim chỉ khâu, bột.
3. Người bệnh :
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng khẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Chăm sóc phần mềm đảm bảo khả năng thực hiện phẫu thuật.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của những chấn thương kèm theo, hoặc do cơ địa hay các bệnh mãn tính, tuổi. Điều trị ổn các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, đái tháo đường, truyền máu nếu người bệnh thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 30 phút

Các bước tiến hành

1. Vô cảm:
2. Tư thế: Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp 30-600
3. Kỹ thuật tiến hành:
- Garô 1/3 dưới đùi
- Rạch da mặt sau cẳng chân ~ 1cm tiến hành cắt gân gót qua da
- Cầm máu, dẫn lưu vết mổ nếu cần thiết
- Đóng vết mổ
- Bột cẳng bàn chân, rạch dọc tư thế nắn chỉnh bàn chân phụ thuộc mức độ tổn thương và biến dạng, bàn chân gấp về mu chân, xoay và nghiêng ngoài.

Tai biến và xử trí

1. Theo dõi: 
- Theo dõi toàn trạng bệnh nhân, màu sắc vận động chi thể, dẫn lưu( nếu có), băng vết mổ phát hiện các biến chứng sau mổ: Chảy máu sau mổ, tổn thương mạch máu, thần kinh…và xử lý các tai biến nếu có.
- Thay băng vết mổ cách ngày, cắt chỉ sau 2 tuần.
- Kháng sinh đường tiêm 5-7 ngày     
- Theo dõi chèn ép bột trong giai đoạn sớm 24h
- Bột giai đoạn, thay bột mỗi tuần kết hợp nắn chỉnh, giữu bột trong 6-8 tuần
- Sau 8 tuần tháo bột cho trẻ đi giầy chỉnh hình Denis – Brown cho đến đủ 36 tháng tuổi (đeo liên tục 2-3 tháng đầu, sau chỉ đeo khi ngủ (ngủ ngày + đêm).
Xử trí tai biến:
- Chảy máu: Băng ép cầm máu, nếu không được phải mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng: tách vết mổ làm sạch, dùng kháng sinh thích hợp, tốt nhất theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử vạt da, cơ: Cắt lọc, làm sạch, vá da.