Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐỨT GÂN CƠ NHỊ ĐẦU ĐÙI

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐỨT GÂN CƠ NHỊ ĐẦU ĐÙI

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

- Cơ nhị đầu đùi là cơ nằm ở phía sau, ngoài đùi, là cơ khỏe nhất trong nhóm cơ Hamstring và có chức năng gấp gối, xoay ngoài và giữ vững góc sau ngoài khớp gối.
- Tổn thương cơ nhị đầu đùi là tổn thương hiếm gặp, có thể gặp trong vết thương, chấn thương trực tiếp ở vùng sau, ngoài đùi hoặc sau chấn thương thể thao ở những môn vận động mạnh và gấp gối với lực lớn. 

Chỉ định điều trị

- Vết thương đứt gân nhị đầu đùi.
- Chấn thương đứt gân nhị đầu đùi di lệch nhiều. 

Chống chỉ định

Khi tình trạng phần mềm chưa ổnđịnh. 

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
- Hai phẫu thuật viên phụ mổ.
2. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật đùi chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
3.  Người bệnh
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫut huật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Chăm sóc phần mềm đảm bảo khả năng thực hiện phẫu thuật.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của những chấn thương kèm theo, hoặc do cơ địa hay các bệnh mãn tính, tuổi. Điều trị ổn các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, đái tháo đường, truyền máu nếu người bệnh thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút

Các bước tiến hành

1. Tư thế: Người bệnh nằm nghiêng, duỗi cẳng chân. 
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê nội khí quản. 
3. Kỹ thuật
- Garo gốc chi bằng garo hơi hoặc garo chun
- Sát trùng chi chấn thương. 
- Rạch da mặt sau ngoài đùi. 
- Khâu lại gân nhị đầu đùi bằng chỉ prolene 3.0 hoặc chỉ siêu bền (Fiber Wire). 
- Bơm rửa sạch vếtmổ.
- Đóng da. 
- Tháo garo. 

Tai biến và xử trí

1. Theo dõi
- 3 ngày đầu sau mổ: Dấu hiệu sinh tồn, vận động cảm giác chi thể, tình trạng vết thương, chảy máu sau mổ.
- Những ngày sau: Tình trạng nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng.
2. Xửtrí tai biến
- Chảy máu vết mổ: băng ép hoặc khâu tăng cường. 
- Nhiễm trùng: phân biệt nhiễm trùng nông hay sâu để xử trí, cóthể mổ bơm rửa làm sạch vết mổ.
- Rối loạn dinh dưỡng: gác cao chân, chườm lạnh, thuốc chống phù nề.