Các bài viết liên quan
- NGHIỆM PHÁP COOMBS TRỰC TIẾP
- PHÁT HIỆN ĐẢO ĐOẠN INTRON 22 CỦA GEN YẾU TỐ VIII BỆNH HEMOPHILIA BẰNG KỸ THUẬT LONG-RANGE PCR
- ĐỊNH LƯỢNG VIRUS CYTOMEGALO (CMV) BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR
- XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN BẰNG KỸ THUẬT MULTIPLEX PCR
- PHÁT HIỆN GEN JAK2 V617F BẰNG KỸ THUẬT AS-PCR
- XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN SỰ TỒN TẠI CỦA GEN BỆNH BẰNG KỸ THUẬT RT-PCR
- ĐỊNH LƯỢNG GEN BỆNH MÁU ÁC TÍNH BẰNG KỸ THUẬT REALTIME PCR
- KỸ THUẬT NESTED RT-PCR PHÁT HIỆN GEN LAI BCR/ABL
- PCR CHẨN ĐOÁN BỆNH ALPHA THALASSEMIA (05 ĐỘT BIẾN)
- TÁCH CHIẾT ARN TỪ MÁU NGOẠI VI/TỦY XƯƠNG
XÉT NGHIỆM GEN BẰNG KỸ THUẬT FISH (Fluorescence in situ hybridization) GENE ANALYSIS BY FLUORESCENCE IN SITU HYBRIDIZATION
Quyết định số: 2017/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/06/2014 12:00
Đại cương
Kỹ thuật FISH được tiến hành dựa trên cơ sở của phản ứng lai ghép. Trong
tế bào, phân tử ADN tồn tại dưới dạng phân tử kép gồm 2 chuỗi đơn gắn kết bổ
sung với nhau thông qua liên kết hydro. Liên kết hydro là liên kết yếu nên dễ dàng
bị đứt gãy dưới tác động của nhiệt độ hay pH cao. Lúc đó, phân tử ADN bị tách
thành 2 chuỗi đơn. Tuy nhiên khi nhiệt độ hay pH giảm, các chuỗi đơn lại ghép
nhau theo nguyên tắc bổ sung.
Dựa trên đặc tính này, kỹ thuật FISH sử dụng các probe là đoạn ADN đặc
hiệu có gắn huỳnh quang để lai ghép với các đoạn ADN tương đồng trên nhiễm
sắc thể. Từ đó, chúng ta có thể phát hiện bất thường nhiễm sắc thể một cách
chính xác và nhanh chóng.
Chỉ định điều trị
Xét nghiệm này được chỉ định ở giai đoạn chẩn đoán bệnh hoặc giai đoạn
theo dõi điều trị bệnh cho tất cả người bệnh mắc bệnh máu ác tính liên quan đến
các bất thường nhiễm sắc thể đặc hiệu.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
Chuẩn bị
1. Ngƣời thực hiện
Kỹ thuật viên xét nghiệm Di truyền - Sinh học phân tử đã được đào tạo.
2. Phƣơng tiện, hóa chất
2.1. Phương tiện
- Thiết bị: bể ổn nhiệt, máy lai, máy ly tâm, máy trộn mẫu, và kính hiển vi
huỳnh quang;
- Dụng cụ: kẹp kim loại, 10 cóng Coplin, nhiệt kế, coverslip 22x22,
pipetman 100 μl, 10 μl, xi măng cao su, ống đong, giấy thấm.
2.2. Hóa chất
- Probe phù hợp tương ứng với đoạn gen cần phát hiện;
- Dung dịch 10% formamide: 5 ml formamide + 30 ml H2O + 15 ml 20X
SSC;132
- Dung dịch 2X SSC;
- Dung dịch rửa 0,1% NP40: 2X SSC + 0,1% NP40;
- Dung dịch rửa 0,3% NP-40: 0,4X SSC + 0,3% NP40;
- Cồn 70o, 85o, 100o.
3. Bệnh phẩm
2ml máu ngoại vi hoặc dịch hút tủy xương được đựng trong bơm tiêm có
tráng chất chống đông heparin 5.000 đơn vị/ml.
Các bước tiến hành
1. Lấy bệnh phẩm
- 2ml máu ngoại vi hoặc dịch hút tủy xương được đựng trong bơm tiêm có
tráng chất chống đông heparin 5.000 đơn vị/ml. Máu hoặc tủy xương được nuôi
cấy trong 24 giờ.
- Sau 24 giờ, tiến hành thu hoạch huyền dịch tế bào.
2. Tiến hành kỹ thuật
2.1. Chuẩn bị tiêu bản
- Nếu sử dụng kỹ thuật FISH trên các cụm kỳ giữa (metaphase) thì cần
nuôi cấy và chuẩn bị tiêu bản như kỹ thuật xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể.
Trong trường hợp sử dụng trên nhân tế bào thì có thể bỏ qua bước nuôi cấy.
- Nhỏ huyền dịch tế bào lên tiêu bản.
Yêu cầu: hình thái nhân rõ ràng, tế bào dàn đều, các cụm nhiễm sắc thể kỳ
giữa to và bung đẹp.
- Dùng bút kim cương đánh dấu trên bề mặt tiêu bản những vùng đáp ứng
được yêu cầu trên.
2.2. Rửa tiêu bản
- Ngâm tiêu bản vào dung dịch 2X SSC ở 37±1oC trong 15 phút;
- Rửa tiêu bản qua cóng chứa dung dịch 2X SSC ở nhiệt độ phòng trong 5
phút;
- Chuyển tiêu bản qua cóng chứa dung dịch formaldehyde 10% ở nhiệt độ
phòng trong 5 phút;
- Rửa tiêu bản qua cóng chứa dung dịch 2X SSC ở nhiệt độ phòng trong 5
phút;
- Chuyển tiêu bản qua cóng chứa cồn 70o trong 1 phút;
- Chuyển tiêu bản qua cóng chứa cồn 85o trong 1 phút;
- Chuyển tiêu bản qua cóng chứa cồn 100o trong 1 phút;133
- Để tiêu bản khô hoàn toàn ở nhiệt độ phòng.
2.3. Chuẩn bị probe
- Trộn đều các dung dịch sau trong 1 ống PCR (1 μl probe + 7 μl LSI + 2
μl dH2O) /1tiêu bản.
- Ly tâm nhẹ.
2.4. Lai
- Nhỏ 10 μl dung dịch probe vào khu vực đánh dấu trên tiêu bản sau đó
che phủ bằng coverslip.
Yêu cầu: dung dịch probe thấm đều trên tiêu bản, không có bọt khí.
- Phủ kín coverslip bằng cao su xi măng.
- Đặt tiêu bản vào máy lai, chọn chương trình biến tính ở 73oC trong 3
phút và ủ 37oC trong 16 - 20 giờ.
2.5. Rửa sau khi lai
- Gỡ bỏ xi măng cao su và coverslip;
- Ngâm và lắc mạnh tiêu bản lần lượt qua các cóng Coplin sau.
+ Dung dịch (0,4X SSC/ 0.3% NP40): 2 phút, 73oC;
+ Dung dịch (2X SSC/ 0,1% NP40): 1phút, nhiệt độ phòng.
- Làm khô tiêu bản.
2.6. Chống mất màu probe
- Nhỏ 10-20 μl dung dịch DAPI/antifade (1:20) lên bề mặt tiêu bản để
chống mất màu probe và nhuộm nhân tế bào.
- Phủ kín tiêu bản bằng coverslip.
Yêu cầu: dung dịch dàn đều trên tiêu bản và không có bọt khí
Tai biến và xử trí
Vấn đề Nguyên nhân Cách khắc phục
Không có
tín hiệu
hoặc tín
hiệu yếu
Kính hiển vi không thích hợp
hoặc có sự cố Kiểm tra lại kính và các vật kính
Probe không biến tính hoàn toàn Kiểm tra nhiệt độ bể ấm có đúng
(73+/-1)oC
Điều kiện lai không thích hợp
Kiểm tra nhiệt độ tủ ấm có đúng 37oC
hay không.
Tăng thời gian lai lên 1giờ.
Điều kiện rửa không thích hợp
Kiểm tra nhiệt độ bể ấm có đúng 73oC
Kiểm tra các thành phần dung dịch
rửa (pH…)
Xuất hiện bọt khí giữa tiêu bản
và coverslip
Loại bỏ bọt khí
Bảo quản probe không đúng
cách
Bảo quản probe ở -20oC, không ánh
sang
Tín hiệu Điều kiện lai không thích hợp Kiểm tra nhiệt đổ tủ ấm có đúng 37oC135
đặc trưng
yếu Nhiệt độ dung dịch rửa quá thấp Duy trì nhiệt độ dung dịch rửa ở (73+/-1)oC
Nền quá
bẩn
Tiêu bản làm già quá mức cho
phép hoặc chứa nhiều tế bào chất
Tăng thời gian biến tính của tiêu bản
lên 10 phút
Tiêu bản không sạch hoặc nhiều
mảnh vỡ tế bào trên tiêu bản Chuẩn bị lại tiêu bản
Các mảnh ADN không sạch
Thực hiện lại bước rửa tiêu bản sau
khi lai với formamide
Dung dịch rửa sai thành phần và
nhiệt độ
Kiểm tra lại dung dịch rửa
Hình thái
các nhiễm
sắc thể bị
co cụm,
biến dạng
Để tiêu bản bị quá khô Tăng độ ẩm hoặc tăng nhiệt độ bể ấm
trong quá trình tiến hành thí nghiệm
Tiêu bản chưa được sấy khô
trước khi biến tính
Chuẩn bị lại xét nghiệm với tiêu bản
mới
Làm già tiêu bản trước khi tiến hành
FISH 24 giờ
Tiêu bản chưa khô sau biến tính Sấy tiêu bản ở nhiệt độ 45oC trong 10-
15 phút sau biến tính
Nhiệt độ bể ấm quá cao Kiểm tra nhiệt độ bể ấm có đúng
(73+/-1)oC
Thời gian biến tính quá lâu Giảm thời gian biến tính 1 phút
Tín hiệu
quá mạnh
Nồng độ probe sử dụng quá cao
so với dải màu của KHV
Cố gắng chỉnh kính thay thế bằng các
dải màu trung lập
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của công ty Vysis.
2. Lynda J. Cambell, ( 2011), “Cancer cytogenetic”, Human Press.