Các bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO THẦN KINH BẰNG 131I – MIBG
- ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ
- ĐIỀU TRỊ U MÁU NÔNG BẰNG TẤM ÁP 32P
- ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA HỒNG CẦU NGUYÊN PHÁT BẰNG 32P
- ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾNTIỀN LIỆT BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÖ BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ BƯỚU NHÂN ĐỘC TUYẾN GIÁP BẰNG 131I
XẠ HÌNH CHỨC NĂNG TIM PHA SỚM
Quyết định số: 705/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2014 12:00
Đại cương
Ghi hình động quá trình thuốc phóng xạ di chuyển từ tĩnh mạch ngoại vi đến các mạch máu lớn và các buồng tim sau khi tiêm bolus thuốc phóng xạ với hoạt độ phóng xạ cao đường tĩnh mạch. Qua đó, đánh giá tốc độ tuần hoàn từ tĩnh mạch ngoại vi đến các mạch máu lớn, đánh giá các buồng tim, các luồng thông (shunt) trong tim, chức năng tim và vận động thành cơ tim.
Chỉ định điều trị
Cho các trường hợp cần
1. Đánh giá phân số tống máu thất phải và thất trái.
2. Đánh giá chức năng tim trong các bệnh tim bẩm sinh.
3. Đánh giá rối loạn chức năng thất phải như trong nhồi máu cơ tim thất phải, thông liên thất và liên nhĩ, bệnh cơ tim, bệnh phổi mạn tính, tăng áp động mạch phổi nguyên phát, hẹp động mạch phổi…
4. Phát hiện hở van hai lá và động mạch chủ, đánh giá các shunt bát thường.
5. Đánh giá trước và sau phẫu thuật.
6. Phát hiện rối loạn vận động thành cơ tim.
7. Đánh giá thời gian tuần hoàn giữa các buồng tim (chamber-to-chamber transit times) và thời gian qua phổi (pulmonary transit times).
Chống chỉ định
- Người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc phóng xạ.
- Người bệnh không hợp tác khi làm nghiệm pháp.
- Tình trạng người bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
- Cán bộ an toàn bức xạ
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera trường nhìn rộng (large field of view gamma camera), SPECT, SPECT/CT. Bao định hướng năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giải cao.
- Thuốc phóng xạ: 99mTc-pertechnatat, 99mTc-sulfurcolloid hoặc 99mTc-DTPA, 99mTc-MIBI, 99mTc-tetrofosmin đảm bảo chromatography > 90%.
Liều dùng cho người lớn: 8-20 mCi (296-740 MBq) Tiêm bolus tĩnh mạch.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm.
- Dây truyền dịch.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Giải thích cho người bệnh về quy trình xét nghiệm.
- Tháo các đồ trang sức hoặc vật dùng bằng vàng, bạc, kim loại khi nằm trên bàn ghi đo.
Các bước tiến hành
- Đặt các điện cực điện tim
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, để tay trái lên trên. Tiêm tại vị trí tĩnh mạch nền trước khuỷu tay hoặc tĩnh mạch cổ (nếu có thể).
- Máy tính: đặt theo chương trình 16 frames/chu kỳ, 20 - 35 frames/giây, ma trận 64 x 64 hoặc 32 x 32.
- Thời điểm ghi đo: Ghi đo cùng thời gian tiêm thuốc phóng xạ
- Thu nhận khoảng 20 - 120 giây hoặc 800 - 1200 frames theo chế độ gamma camera.
Tai biến và xử trí
1. Hình ảnh bình thường
Phân số tống máu thất trái 50 - 80%, phân số tống máu thất phải 40 - 60%. Thuốc phóng xạ đi từ nhĩ phải và thất phải đến 2 phổi, nhĩ trái và thất trái, không có bất thường do tắc nghẽn hoặc thay đổi hướng. Hoạt động co bóp và chức năng các buồng tim bình thường.
2. Hình ảnh bệnh lý
Các rối loạn vận động, co bóp các thành tim, xuất hiện các shunt bất thường như thông liên nhĩ, thông liên thất…, giảm phân số tống máu.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Theo dõi người bệnh qua monitor điện tim.
- Đề phòng và xử trí các triệu chứng mạch vành tim nếu có.
- Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.