Các bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO THẦN KINH BẰNG 131I – MIBG
- ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ
- ĐIỀU TRỊ U MÁU NÔNG BẰNG TẤM ÁP 32P
- ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA HỒNG CẦU NGUYÊN PHÁT BẰNG 32P
- ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾNTIỀN LIỆT BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÖ BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ BƯỚU NHÂN ĐỘC TUYẾN GIÁP BẰNG 131I
SPECT NHỒI MÁU CƠ TIM VỚI 99mTc-Pyrophosphat
Quyết định số: 705/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2014 12:00
Đại cương
Trong nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có sự tích luỹ pyrophosphat tạm thời, đồng thời với sự lắng đọng canxi. Pyrophosphat gắn với 99mTc (99mTc - pyrophosphat) tích tụ cùng với canxi ở ty lạp thể, bào tương của tổ chức cơ tim hoại tử. Sự lắng đọng pyrophosphat cao nhất 48 - 72 giờ sau nhồi máu cơ tim, kết quả là ta sẽ có một hình ghi dương tính (hot spot imaging).
Chỉ định điều trị
- Đánh giá vị trí, kích thước ổ nhồi máu cơ tim.
- Đánh giá khi người bệnh đau ngực nghi ngờ có nhồi máu cơ tim ít nhất 48h trước (24 giờ - 72 giờ).
- Đánh giá người bệnh có điện tim đồ bất thường hoặc tăng men tim không rõ.
- Nghi ngờ nhồi máu cơ tim ở người bệnh có block nhánh trên điện tim đồ khó chẩn đoán.
- Chẩn đoán nhồi máu cơ tim thất phải.
Chống chỉ định
- Người bệnh có thai hoặc đang cho con bú
- Người bệnh đang có cơn đau ngực nặng
- Đánh giá tại thời điểm quá sớm hoặc quá muộn
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Cán bộ an toàn bức xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
- Bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa tim khi cần.
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera có trường nhìn rộng, kết nối điện tim. bao định hướng năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giải cao.
- Thuốc phóng xạ: đảm bảo các kít còn hạn sử dụng, thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu; 99mTc-stannous pyrophosphat, kiểm tra chất lượng, hiệu suất gắn trên 90% in vivo, 95% in vitro.
Liều dùng : 15 - 20 mCi (555-740 MBq), tiêm tĩnh mạch..
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm.
- Dây truyền dịch.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế.
- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Giải thích cho người bệnh về quy trình xét nghiệm.
- Tháo các đồ trang sức hoặc vật dùng bằng vàng, bạc, kim loại khi nằm trên bàn ghi đo.
Các bước tiến hành
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, để tay trái lên trên.
- Thời điểm ghi đo:
Ghi hình tĩnh (static), bể máu ngay sau tiêm. Ghi hình static 2 - 3 giờ sau tiêm thuốc phóng xạ.
- Thu nhận theo chế độ SPECT tại lồng ngực ở thời điểm 3h sau tiêm thuốc phóng xạ.
Tai biến và xử trí
1. Hình ảnh bình thường
- Bình thường cơ tim không bắt hoạt độ phóng xạ.
- Thuốc phóng xạ bắt giữ tại xương ức, xương sườn và cột sống.
2. Hình ảnh bệnh lý
Khu vực ổ nhồi máu là khu vực tăng hoạt độ phóng xạ bất thường.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Theo dõi người bệnh qua monitor điện tim
- Xử trí các triệu chứng mạch vành tim nếu có.