Các bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO THẦN KINH BẰNG 131I – MIBG
- ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ
- ĐIỀU TRỊ U MÁU NÔNG BẰNG TẤM ÁP 32P
- ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA HỒNG CẦU NGUYÊN PHÁT BẰNG 32P
- ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾNTIỀN LIỆT BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÖ BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ BƯỚU NHÂN ĐỘC TUYẾN GIÁP BẰNG 131I
XẠ HÌNH BẠCH MẠCH VỚI 99mTc-Sulfur Colloid
Quyết định số: 705/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2014 12:00
Đại cương
Thuốc phóng xạ dạng keo (Colloid) như 198Au hoặc dược chất đánh dấu 99mTc
Sulfur Colloid sau khi tiêm trong da hoặc dưới da sẽ được các đại thực bào tập trung, vận chuyển vào hệ thống bạch mạch. Các thiết bị xạ hình ghi lại hình ảnh hệ thống bạch mạch theo sự di chuyển của thuốc phóng xạ giúp đánh giá sự lưu thông và tình trạng hệ thống bạch huyết của vùng cần khảo sát.
Chỉ định điều trị
- U hắc tố.
- Tổn thương vú.
- Phù bạch huyết.
- Dò bạch huyết.
Chống chỉ định
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Cán bộ an toàn bức xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy xạ hình gamma camera, SPECT, SPECT/CT, dùng bao định hướng LEHR. Máy chuẩn liều bức xạ gamma. Máy đo rà bức xạ gamma.
- Thuốc phóng xạ:
Hợp chất đánh dấu: Sulfur Colloid(Phytate, Phyton, Phytec, Phytex, Phytacis, Fyton, Fytec).
Đồng vị phóng xạ: 99mTc
Liều dùng: 5-10mCi (185-370 MBq) (chia làm nhiều liều tiêm cho mỗi điểm)
- Tiêm dưới da (thể tích nhỏ hơn 0,2 ml/ 1 vị trí tiêm): kẽ ngón tay 1 – 2, kẽ ngón chân 1 – 2.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm.
- Dây truyền dịch.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
4. Chuẩn bị người bệnh
Người bệnh dùng tất nịt tại vùng phù nề phải cởi bỏ trước khi ghi hình 3 - 4 giờ.
Các bước tiến hành
1. Tư thế người bệnh
- Người bệnh nằm ngửa.
- Đầu thu của máy xạ hình đặt gần sát, sao cho trường nhìn của camera thu hết chi hay bộ phận cơ thể có bạch mạch cần xạ hình.
- Tiêm thuốc phóng xạ đã chuẩn bị dưới da (thể tích nhỏ hơn 0,2 ml/ 1 vị trí tiêm): kẽ ngón tay 1 - 2, kẽ ngón chân 1 - 2.
2. Thời gian ghi đo
- Ghi hình động ngay sau tiêm: Pha 1 (Flow): 6 giây/ hình x 10 hình
- Ghi hình tĩnh ngay sau tiêm: 5 phút/ hình x 3 hình
- Ghi hình toàn thân sau 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ: tốc độ 10 - 15 cm/ phút, ghi hình 2 bình diện trước - sau (Ant - Post).
Tai biến và xử trí
1. Hình ảnh bình thường
Hệ thống bạch mạch lưu thông tốt, thấy các hạch lympho kích thước và vị trí bình thường.
2. Hình ảnh bệnh lý
Hạch to, hạch ở vị trí bất thường, hình ảnh các nhóm hạch tăng hoạt độ phóng xạ.
Hình ảnh tắc nghẽn mạch bạch huyết qua sát thấy trên xạ hình.
Hình ảnh dò bạch mạch: hoạt độ phóng xạ thoát ra ngoài bạch mạch vào tổ chức lân cận, ổ bụng, ổ màng phổi…
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Theo dõi người bệnh trong quá trình chụp, kỹ thuật ghi hình an toàn.
- Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.