Các bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO THẦN KINH BẰNG 131I – MIBG
- ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ
- ĐIỀU TRỊ U MÁU NÔNG BẰNG TẤM ÁP 32P
- ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA HỒNG CẦU NGUYÊN PHÁT BẰNG 32P
- ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾNTIỀN LIỆT BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÖ BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
- ĐIỀU TRỊ BƯỚU NHÂN ĐỘC TUYẾN GIÁP BẰNG 131I
XẠ HÌNH U MÁU TRONG GAN VỚI HỒNG CẦU ĐÁNH DẤU 99mTc
Quyết định số: 705/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2014 12:00
Đại cương
U máu trong gan là loại u lành tính, tổ chức gồm nhiều mạch được lót bởi tế bào nội bì, trong chứa đầy máu, giữa các xoang có các vách xơ. Dùng một đồng vị phóng xạ (thường là99mTc) đánh dấu với hồng cầu tự thân, tiêm tĩnh mạch cho người bệnh và ghi hình động 3 pha: pha tưới máu, pha bể máu, pha muộn. Hồng cầu đánh dấu phóng xạ sẽ tập trung vào u máu, trên xạ hình hoạt độ phóng xạ tăng dần theo thời gian tại u máu. U máu gan điển hình có biểu hiện là ổ tăng tập trung hoạt độ phóng xạ cao hơn rõ rệt so với nhu mô gan bình thường.
Chỉ định điều trị
- Phát hiện và định vị u máu trong gan.
- Chẩn đoán phân biệt các tổn thương gan được phát hiện trên hình ảnh CT, siêu âm, MRI ...
Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Người bệnh vừa làm các xét nghiệm có sử dụng chất cản quang
- Người bệnh vừa được truyền máu.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Cán bộ an toàn bức xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera SPECT, SPECT/CT có trường nhìn rộng,bao định hướng năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giải cao.Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
- Thuốc phóng xạ:
Đồng vị phóng xạ99mTc;
Hợp chất đánh dấu: Pyrophosphat (Pyron, Pyrotec, Pyrotex). Liều tiêm: 10 -15mCi(370-555 MBq), tiêm tĩnh mạch.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml,3ml,5ml,10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
4. Chuẩn bị người bệnh
Người bệnh nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm 4-8 giờ, được giải thích về quy trình kỹ thuật sẽ thực hiện để phối hợp.
Các bước tiến hành
1. Tách chiết 99mTc
Chiết dung dịch 99mTc-pertechnetat từ bình chiết.
2. Đánh dấu hồng cầu người bệnhbằng 99mTctheo một trong các cách sau
- Phương pháp In vitro:
Lấy 2-3ml máu vào ống có tráng heparin hoặc ACD từ người bệnh, cho vào lọ có chứa sulphat kẽm, lắc đều, ủ trong 5 phút, cho thêm dung dịch Sodiumhy- pochloride, lắc nhẹ, sau đó cho thêm dung dịch sodium citrate, lắc nhẹ trong 5 phút. Cho 10-30 mCi 99mTc-pertechnetat lắc nhẹ, ủ trong 20 phút. Rửa hồng cầu bằng nước muối sinh lý 2 lần, bồi phụ lại bằng nước muối sinh lý đủ thể tích máu ban đầu để tiêm trả lại tĩnh mạch người bệnh.
- Phương pháp in vivo:
Tiêm tĩnh mạch pyrophosphat lạnh sau 30-45 phút tiêm tĩnh mạch tay đối diện 15-30 mCi 99mTc-pertechnetat.
- Phương pháp in vivo có cải tiến:
Tiêm tĩnh mạch pyrophosphat lạnh sau 15-20 phút lấy 5-10ml máu ở tay đối diện vào ống tráng heparin chứa 30mCi 99mTc pertechnetat, trộn trong 10 phút. Hồng cầu đã được đánh dấu có thể tiêm trả lại tĩnh mạch người bệnh.
3. Tiến hành ghi đo
* Pha sớm:
- Ghi hình động ngay sau tiêm.
+ Pha tưới máu (Flow): 1 giây/hình x60 hình.
+ Pha bể máu (Blood pool): 1 phút/hình x 5 hình.
- Ghi hình tĩnh sau 30 phút: 5 phút/hình ở các tư thế: thẳng trước, thẳng sau, nghiêng chếch phải, nghiêng chếch trái.
* Pha muộn: ghi hình tĩnh và SPECT sau tiêm 2 giờ.
Thường kết hợp hình ghi tĩnh với SPECT ở pha muộn để phát hiện các u máu nhỏ, các u máu ở sâu trong nhu mô gan hoặc gần các vùng có tập trung thuốc
phóng xạ cao như tim, lách, thận, các mạch máu lớn mà ghi hình phẳng khó phát hiện.
Tai biến và xử trí
1. Hình ảnh bình thường
- Pha sớm: hiện hình tim, các mạch máu lớn, lách, thận. Tập trung hoạt độ phóng xạ đồng đều, nhẹ ở gan trong những giây đầu tiên sau khi tiêm thuốc phóng xạ do tưới máu từ động mạch gan. Sau đó tập trung thuốc phóng xạ cao hơn ở gan do tưới máu từ tĩnh mạch cửa.
- Pha muộn: (ghi hình sau 2 giờ): tập trung hoạt độ phóng xạ đồng đều trong gan, nhưng mức độ đã giảm hơn so với pha bể máu.
2. Hình ảnh bệnh lý
- Pha sớm: u máu gan điển hình thường có hình ảnh giảm tưới máu, sau đó tăng tưới máu dần theo thời gian.
- Pha muộn: hình ảnh ổ tăng tập trung hoạt độ phóng xạ “điểm nóng” cao hơn rõ rệt so với nhu mô gan bình thường.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kỹ thuật an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ và tai biến.
- Nếu đánh dấu hồng cầu theo phương pháp invitro hay invivo cải biên cần bảo đảm tuyệt đối vô trùng và tránh vỡ hồng cầu.