Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  XẠ HÌNH XƯƠNG VỚI 99mTc-MDP

XẠ HÌNH XƯƠNG VỚI 99mTc-MDP

Quyết định số: 705/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 28/02/2014 12:00

Đại cương

Ghi hình xương bằng đồng vị phóng xạ dựa trên nguyên lý là các vùng xương bị tổn thương hay vùng xương bị phá huỷ thường đi kèm với tái tạo xương mà hệ quả là tăng hoạt động chuyển hoá và quay vòng canxi và phospho. Nếu dùng các thuốc phóng xạ có chuyển hoá tương đồng với canxi và phospho (99mTc –MDP) thì chúng sẽ tập trung tại các vùng tái tạo xương cao hơn hẳn so với tổ chức xương bình thường. Như vậy những nơi xương bị tổn thương sẽcó hoạt độ phóng xạ cao hơn so với tổ chức xương lành xung quanh dễ dàng phát hiện được trên xạ hình, SPECT xương. Ghi hình 3 pha: tưới máu, tổ chức và pha muộn (xương) giúp chẩn đoán phân biệt tổn thương xương, viêm tuỷ xương (Osteomyelitis) và viêm mô mềm (Cellulitis). Việc chẩn đoán này rất quan trọng cho những người bệnh tiểu đường vì họ có tỷ lệ mắc cao hai loại bệnh lý này.

Chỉ định điều trị

- Các bệnh ung thư xương nguyên phát và các di căn ung thư vào xương.
- Xác định vị trí tổn thương xương để chọc dò, sinh thiết.
- Đánh giá đau xương, chấn thương, gãy xương, các bệnh chuyển hoá xương.
- Phát hiện và đánh giá những bệnh viêm nhiễm, hoại tử vô mạch, đau giả xương.
- Đánh giá đáp ứng điều trị hoá chất, điều trị phóng xạ, điều trị bằng kháng sinh hoặc các điều trị khác…
 

Chống chỉ định

Người bệnh có thai hoặc đang cho con bú.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
- Cán bộ an toàn bức xạ
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera SPECT, SPECT/CT có trường nhìn rộng,bao định hướng năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giải cao.Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
- Thuốc phóng xạ:

Hợp chất đánh dấu: MPD , dạng kít bột đông khô
Đồng vị phóng xạ: 99mTc; T1/2 = 6 giờ; năng lượng Eγ=140keV. Liều dùng: 15-20 mCi (555-740MBq), tiêm tĩnh mạch.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Phổ biến cho người bệnh sau khi tiêm thuốc phóng xạ cầnuống nhiều nước (1- 2 lít nước), đi tiểu thường xuyên. Đi tiểu trước khi ghi hình. Tránh dây nước tiểu vào cơ thể.
- Tháo các đồ trang sức hoặc vật dùng bằng vàng, bạc, kim loại khi nằm trên bàn ghi đo.
 

Các bước tiến hành

1. Tách chiết - Đánh dấu thuốc phóng xạ
- Chiết 99mTc từ bình chiết 99Mo-99mTc.
- Bơm dung dịch 99mTc-pertechnetat vào lọ MDP, lắc tan, ủ trong 20-30 phút ở nhiệt độ phòng.
- Hút liều99mTc-MDP 15-20 mCi cho mỗi người bệnh.
2. Tiêm thuốc phóng xạ và ghi đo
+ Người bệnh ngồi hoặc nằm, tiêm tĩnh mạch liều99mTc-MDP 15-20 mCi cho mỗi người bệnh.
+ Ghi hình sau tiêm 2,0 -3,0 giờ
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, hai tay để dọc theo người.
- Sử dụng bao định hướng độ phân giải cao, năng lượng thấp (LEHR), cửa sổ năng lượng 20%.
- Ghi hình phẳng toàn thân 2 bình diện trước, sau
- Ghi hình thêm tại các vị trí tổn thương khi cần.
 

Tai biến và xử trí

1. Hình ảnh bình thường

Hình ảnh vị trí vùng xương ghi đo được tái tạo trên 3 mặt phằng: axial, coronal, sagittal.Thuốc phóng xạ tập trung đồng đều, cân đối, không có vùng khuyết hoặc tăng hoạt độ phóng xạ bất thường.
2. Hình ảnh bệnh lý
Tại những vùng xương, khớp bị tổn thương có hình ảnh ổ tăng, giảm hoặc khuyết hoạt độ phóng xạ bất thường so với tổ chức xương xung quanh.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kỹ thuật ghi hình an toàn, hầu như không có tai biến gì trong và sauchụp hình.
- Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.